Cách sử dụng la bàn khi đi rừng

Món đồ không thể thiếu trong mỗi cuộc leo núi, đi rừng đó chính là la bàn. Tuy nhỏ bé nhưng vào những lúc lạc đường, mất phương hướng thì thực sự đây lại là một thiết bị cứu cánh an toàn, hiệu quả. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng la bàn khi đi rừng như thế nào?

Do đó, bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến các bạn những thông tin chi tiết, cụ thể nhất về vấn đề này để giúp các bạn trang bị những kiến thức tốt nhất khi đi rừng nhé!

la-ban

1. Làm quen với các bộ phận của la bàn

Trước tiên muốn biết cách dùng la bàn như thế nào cần hiểu các bộ phận của sản phẩm là gì?

Thước kẻ: dùng với tỷ lệ xích trên bản đồ địa lý để đo khoảng cách.

Tâm đế: muốn quan sát được bản đồ ở phía sau la bàn thì mặt tâm đế sẽ được làm bằng nhựa trong suốt. Vì khi quan sát sẽ đặt la bàn lên trên tấm bản đồ. Nhưng sẽ có ít nhất 1 cạnh thẳng để đo góc phương vị.

Mũi tên chỉ hướng: giúp đánh dấu vị trí bạn cần giữ kim la bàn khi định hướng hoặc đi theo một góc phương vị vừa đo được.

Vòng phương vị: có thể xoay và đánh dấu 360 độ, thường được gọi bằng 1 cái tên khác nữa là niềng xoay.

Kim nam châm: thường sẽ được sơn 2 màu khác nhau để dễ quan sát, 2 đầu chỉ vào 2 cực từ.

Đường kim tuyến: các đường song song quanh cùng với vòng phương vị, khi đó đặt các đường kinh tuyến này theo hướng Bắc – Nam trên bản đồ để căn chỉnh mũi tên định hướng và hướng Bắc.

Dòng chỉ số: Nằm cạnh vòng phương vị, là một đường vẽ ôm khít kim nam châm bên dưới.

cau-tao-la-ban

Hiểu được các bộ phận chi tiết của la bàn thì việc sử dụng la bàn sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều.

2. Điều chỉnh độ lệch từ thiên

2.1. Khái niệm

Độ lệch từ thiên là hướng Bắc của từ trường (hướng đầu kim chỉ) và hướng Bắc thực sự tạo ra một góc lệch.

Một số nơi như Bắc Mỹ độc lệch từ thiên theo khảo sát rơi vào khoảng 20 độ Đông, cho tới 2 độ Tây. Điều đó sẽ dẫn đến việc nhiều người leo núi, thám hiểu đã bị đi lạc đến cả chục m.

Cho nên, cần phải điều chỉnh lại độ lệch từ thiên để đảm bảo đi đúng hướng.

2.2. Cách điều chỉnh

Trước tiên cần tìm ra giá trị độ lệch từ thiên nơi bạn đứng. Bạn có thể tham khảo bản đồ địa hình của mỗi vùng để rõ hơn thông tin. Chú ý là độc lệch từ thiên sẽ thay đổi theo thời gian.

Do có nhiều loại la bàn nên cách điều chỉnh cũng có sự khác biệt. Các bạn cần tuân theo hướng dẫn để căn góc chính xác, tránh việc phải làm đi làm lại nhiều lần. Khi đã tìm được độ lệch từ thiên đúng sẽ không phải làm lại.

huong-dan-su-dung-la-ban-khi-di-rung

3. Định hướng bản đồ

Đối với những người thám hiểm chuyên nghiệp và biết cách xem la bàn thì việc đọc bản đồ và quan sát địa hình bên ngoài để xem có đúng không là điều rất đơn giản, nhưng với những người không có kinh nghiệm sẽ rất khó nhận ra.

lien-he-dat-quang-cao

Công việc định hướng bản đồ sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết khi bạn xác định đúng độ lệch từ thiên ngay bước đầu.

Thứ 1: đặt la bàn lên bản đồ, mũi tên đường phải hướng lên trên cùng của bản đồ.

Thứ 2: Xoay niềng xoay để ký tự hướng Bắc chính là chữ N thẳng hàng với hướng của mũi tên chỉ đường.

Thứ 3: Xoay tấm đế cho tới khi một cạnh trùng khớp với mép phải hoặc trái của bàn đồ.

Thứ 4: Sau đó vừa giữ chắc bản đồ và la bàn, hãy xoau người cho tới khi 1 đầu kim nam châm chỉ đường hướng lên phía trên.

Công việc định hướng bàn đồ về cơ bản rất đơn giản như vậy. Sử dụng la bàn kết hợp với bàn đồ là hai thiết bị không thể thiếu khi đi rừng. Hãy nhớ rằng luôn xem lại bản đồ để biết kiểm soát việc đi của mình có đúng hướng hay không.

huong-dan-su-dung-la-ban

4. Sử dụng góc phương vị la bàn

Góc phương vị hiểu theo cách đơn giản đó là dùng để miêu tả một phương hướng.

Đối với những người đi rừng thì khi nói đi theo hướng Đông Bắc thì có nghĩa là họ sẽ đi theo hướng 315 độ, 90 độ tức là hướng Đông…

Địa điểm xác định và góc phương vị luôn có liên quan đến nhau. Cho nên, các bạn không thể đến cùng 1 địa điểm mà lại xuất phát 2 hướng khác nhau.

xac-dinh-phuong-huong-bang-la-ban

5. Đo góc phương vị dựa theo bản đồ

Dùng góc phương vị để xác định hướng cần đi bất cứ lúc nào bạn muốn, chỉ cần xác định được vị trí của mình trên bản đồ là ở đâu:

Thứ 1:Đưa la bàn lên bản đồ, để cạnh thẳng của tấm đế nối với vị trí của bạn và vị trí mà bạn muốn đến.

Thứ 2: Hãy cố gắng đảm bảo rằng mũi tên chỉ đường chỉ về phía trại.

Thứ 3: Hãy xoay niềng  cho tới khi đường kim tuyến của la bàn thẳng hàng với đường kẻ Bắc – Nam hoặc cạnh trái, phải của bản đồ.

Thứ 4: Nhìn vào dòng chỉ số và đọc phương vị bạn đã ghi được.

cach-su-dung-la-ban-khi-di-rung

Hãy dựa vào la bàn để đi cho đến khi đến đích:

Thứ 5: Cầm la bàn phải để mũi tên hướng ra ngoài

Thứ 6: Các bạn phải xoay người để kim nam châm trùng với hướng mũi tên định hướng. Mũi tên sẽ chỉ vào góc phương vị mà bạn đã đo được và chỉ cần đi theo đến đích.

cach-su-dung-la-ban-di-rung

6. Đo góc phương vị dựa theo thực tế

Nếu bạn muốn biết chính xác bạn đang ở đâu trên đường mòn  thì có thể dùng phương vị để tìm nơi đó.

Bước 1: Hãy quan sát xem có điểm nào làm mốc to để xác định vị trí bạn đứng

Bước 2: Giữ chắc la bàn, hướng mũi tên chỉ đường về phía điểm mốc xác định

Bước 3: Phải xoay niềng xoay để mũi tên chỉ hướng và kim nam châm trùng với nhau.

Bước 4: Nhìn vào dòng chỉ số và đọc lại góc phương vị mà bạn đã tìm được.

su-dung-la-ban-khi-di-rung

Hãy lấy ngay góc phương vị đó để xác định vị trí bạn đang muốn biết:

Bước 6: Đặt la bàn trên bản đồ, hãy đặt làm sao cho 1 góc của tấm để trùng với vị trí điểm mốc trên bản đồ.

Bước 7: Kẻ 1 đường thẳng trên bản đồ dọc theo cạnh thẳng của chiếc la bàn

huong-dan-su-dung-la-ban-trong-rung

7. Những chú ý khi dùng la bàn 

7.1. Khi sử dụng la bàn

Một vài chú ý sau đây hy vọng sẽ giúp các bạn hiểu hơn về cách sử dụng la bàn khi đi rừng:

Bạn có thể đo góc phương vị nhiều lần để tìm ra nơi mình đang đứng trên bản đồ. Dù là đang dứng giữa một con đường, một cách rừng không có điểm xác định trên bản đồ bạn vẫn yên tâm là sẽ tìm ra được vị trí của mình.

Khi đó sẽ gọi khoảng cách đó bằng cái tên là “phép đo tam giác”. Các bạn cũng sẽ làm theo các bước hướng dẫn, cách đọc la bàn ở phía trên, nhưng cần có 3 điểm mốc, mỗi cột cần cách nhau khoảng 60 độ.

Khi các đường vẽ này giao nhau thì bạn đã xác định được điểm mình đang đưng rồi đó.

Trong trường hợp 3 đường này tạo thành hình tam giác quá lớn hãy kiểm tra xem mình có làm sai ở bước nào không. Còn khi thấy hình tam giác nhỏ thì bạn chỉ đang ở đâu đó xung quanh, trong hay ngoài vị trí này thôi.

huong-dan-su-dung-la-ban-dung

7.2. Khi chọn mua la bàn

Ngoài ra, để có thể khai thác và có cách sử dụng la bàn quân sự, la bàn đi rừng được tốt nhất thì bạn cần phải trang bị cho mình những thông tin về việc mua thiết bị chất lượng – hàng chuẩn.

Trên thị trường hiện nay có khá nhiều đơn vị cung cấp la bàn. Do đó, việc lựa chọn cũng hết sức khó khăn, băn khoăn vì không biết nên mua ở đâu.

Với những người đã có kinh nghiệm thì việc mua la bàn đi rừng sẽ không quá khó khăn. Thế nhưng, đối với người lần đầu mua và sử dụng la bàn thì sẽ cảm thấy khá khó khăn.

Chúng ta nên đến những đơn vị uy tín, các cơ sở được nhiều người đánh giá và chọn lựa. Chuyên cung cấp và phục vụ các đồ đi rừng từ la bàn đến trang phục.

la-ban-pho-thong

Vì khi đến đây các bạn không chỉ được mua sản phẩm chính hãng, hàng chuẩn còn được nhân viên hỗ trợ, tư vấn tận tình, chi tiết.

Việc sử dụng la bàn đi rừng dù thông tin trên mạng rất nhiều, các bạn có thể đọc tham khảo, nhưng không phải ai cũng nắm được hết các điều cần biết và sử dụng thành thạo.

Cần phải được hướng dẫn thực tế, chi tiết thì sẽ tốt hơn. La bàn rất dễ sử dụng nhưng cần phải mua đúng loại thì khi đọc các chỉ số và sử dụng mới đúng, dễ hiểu.

Cho nên, hãy xác định một địa chỉ thật uy tín – chất lượng để bảo đảm cả về giá thành cũng như thiết bị cho các bạn.

su-dung-la-ban-quan-su

7.3. Một vài chú ý khác

Tư thế đứng xem la bàn cũng cần phải chú ý, nên đứng hai chân rộng bằng vai vững chắc, đặt la bàn lên mặt phẳng của tay, xoay la bàn cho đến khi kim nam châm chỉ đúng hướng trên mặt số, các hướng còn lại cũng có luôn.

Đặc biệt, hãy đứng xa những nơi bị ảnh hưởng bởi từ trường như các thiết bị điện tử, ô tô, tháo bỏ toàn bộ đồ kim loại trên người, bỏ di động ra…

8. Kinh nghiệm khi đi rừng an toàn

Trong quá trình đi rừng, thám hiểm thì theo kinh nghiệm của nhiều người các bạn cần chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị chuyên dụng, đồ ăn khô vừa đủ.

Đừng mang quá nhiều thứ không cần thiết vì khi di chuyển sẽ rất vất vả. Chỉ cần mang những thứ quan trọng như la bàn, quần áo chống thấm, đèn pin, đồ ăn khô, thuốc trị côn trùng…

Không nên đi riêng lẻ 1 mình mà đi theo đoàn. Ít nhất trong đoàn phải có 1-2 người am hiểu về cách sử dụng la bàn và có kinh nghiệm khi đi rừng để khi có sự cố có thể giúp mọi người xử lý tình huống, an tâm hơn.

Việc thám hiểm không hề dễ dàng, thuận lợi mà nó đòi hỏi rất nhiều yếu tố, sự chuẩn bị kỹ càng về cả tâm lý lẫn đồ đùng, thiết bị. Do đó, hãy trang bị cho mình những hành trang tốt nhất để có chuyến đi ý nghĩa, an toàn.

ky-nang-sinh-ton-trong-rung

Nói chung, hãy chuẩn bị một chiếc la bàn và phải biết cách sử dụng la bàn đi rừng để giúp bạn định hướng trong hành trình của mình được tốt nhất nhé!

Xem Thêm

Xem Thêm  Cá ngựa khô - Thần dược quý cho cánh mày râu mãi ở đỉnh cao phong độ

You May Also Like

About the Author: Ngọc Sang

Sang là người đam mê du lịch trên những con xe moto classic , Sang mong muốn chia sẽ những chuyến hành trình của mình cho mọi người

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *