Con vắt rừng

Khi đi rừng nhiều người sẽ thấy rất lo lắng, sợ hãi khi gặp phải con vắt rừng. Tuy không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng con người như một số loại độc hại như rắn độc, nhện độc trong rừng. Thế nhưng, loại côn trùng này cũng là một nỗi ám ảnh đối với nhiều người.

Vậy thực tế con vắt rừng là con côn trùng như thế nào? Cách phòng chống ra sao để có thể đi rừng an toàn. Đây đều là những thông tin mà bạn nên tìm hiểu để có thể tự trang bị cho mình khi đi rừng, leo núi…

con-vat-rung

1. Giới thiệu con vắt rừng

Trước tiên hãy cùng xem những đặc điểm sinh học của loài vắt rừng như thế nào sau đây.

1.1. Con vắt là gì?

Vắt rừng là con vật gần giống như con đỉa hoặc con giun nhỏ, dài từ 2-5cm, chúng có giác bám ở đầu và đuôi.

Thân mình của vắt rừng có 33 đốt sống nên chúng di chuyển bằng cách co đi, co lại thân. Nói chung rất giống với con đỉa ở ruộng.

Vắt chỉ ưa sống ở những nơi có nhiệt độ từ 24-280 độ, không ưa lạnh.

con-vat

1.2. Vắt rừng hút màu như thế nào?

Vắt rừng gây sự ám ảnh cho con người vì khả năng hút máu của chúng rất kinh khủng.

Trung bình vắt rừng có thể hút máu khoảng tầm 20-60 phút, lúc này trọng lượng cơ thể có thể gấp 7-8 lần bình thường, để có thể đủ sức chứa lượng máu. Vì trong quá trình hút vắt bơm một chất đông máu là hidurin vào cơ thể con mồi.

Vắt rừng chỉ nhả ra khi nào hút đủ lượng máu. Trong lúc hút vắt bám rất chặt rất khó có thể kéo ra, lực bám trung bình từ 150-250gr, làm nhiều người phải mệt mỏi, khó khăn khi kéo ra.

Vắt thường tìm mỗi từ 5-8h sáng hoặc từ 17-19 giờ. Sau mưa, vắt bủa ra rất nhiều để tìm mồi vì nền nhiệt môi trường giảm, vắt sẽ dễ dàng tìm thấy con mồi hơn.

Một số bộ phận thường bị vắt hay hút máu như nách, cổ, lưng, gối, đùi, bẹn…đây là những nơi có nhiệt độ nóng trên cơ thể, thu hút những con vắt rừng.

Chúng có thể bò tử giày, qua quần áo để luồn vào bên trong cơ thể con người. Có nhiều người có thấy con vắt rừng rơi từ trên cao xuống cắn ở cổ.

Khi bám vào da thịt vắt sẽ không hút máu ngay mà phải mất khoảng tầm 1 phút để cắn và 2-3 hút bắt đầu hút máu.

de-khong-bi-vat-can-khi-vao-rung

Nói chung, hình ảnh con vắt luôn là nỗi sợ hại của nhiều người khi đi rừng.

1.3. Nếu bị vắt rừng cắn sẽ như thế nào?

Mới đầu khi bị vắt cắn sẽ cảm thấy hơi ngứa, sau đó khi có chất hirudin được đưa vào thì sẽ cảm thấy hơi gai gai, nhói.

Bị vắt rừng cắn sẽ khó cầm máu, phải mất khoảng hơn 10 phút. Cho nên, rất nguy hiểm. Đặc biệt, khi vắt đã hút máu quá lo thì không nên hốt hoảng, vội vàng giật ngay con vắt ra cần phải từ từ nếu không sẽ gây ra vết thương lớn.

Khi bị vắt rừng cắn hãy bỏ chúng ra khỏi người sớm. Khi đã phát hiện quá muộn thì nên từ từ loại bỏ vòi hút của vắt ra.

lien-he-dat-quang-cao

vet-can-cua-vat-rung

Hãy luôn nhớ mang theo một chút muối sạch và bật lửa khi đi rừng. Bạn có thể bôi muối trực tiếp vào chỗ vắt cắn hoặc hơ lửa xung quanh để vắt nhả ra. Bôi muối cũng giúp cho việc sát trùng, tránh gây viêm nhiễm cho các bạn.

Dùng băng gạc y tế để cố định và băng bó lại.

Những kỹ năng đi rừng này đối với mọi người đều cần phải có. Dù chúng ta không đi thường xuyên nhưng khi đã xác định du lịch thám hiểm núi rừng, hay đi leo núi thì hãy tự trang bị những kiến thức này để có một chuyến đi an toàn, vui vẻ.

Hoặc nếu không, hãy đi cùng những người có kinh nghiệm, am hiểu để đảm bảo chắc chắn rằng khi có sự cố xảy ra sẽ có người hướng dẫn chi tiết, các biện pháp xử lý phù hợp.

xu-ly-vet-vat-can

2. Cách phòng chống vắt rừng?

2.1. Thuốc chống vắt

Hiện nay, có khá nhiều loại thuốc chống con vắt rừng hiệu quả bạn có thể thảo như:

Sử dụng các loại thảo được từ thiên nhiên, dân gian như chanh, huỳnh điệp, vôi, dấm, muối…

Ngoài ra, có thể sử dụng một số loại thuốc như DEP, DEET – thuốc chống côn trùng.

Chú ý rằng không chỉ bôi thuốc ở bên trong mà cần bôi cả ở bên ngoài trang phục để đuổi vắt, tránh việc chui vào bên trong. Hãy xịt ở khắp mọi nơi, lên trang phục để bảo đảm an toàn cho chính mình.

thuoc-chong-vat

2.2. Trang phục chống vắt như thế nào?

Tất chống vắt: có thể giúp chống lại vắt khi xâm nhập từ giày dép lên.

Sử dụng các loại quần áo len, nilon khi đi rừng vì việc di chuyển đi lại trên 2 loại chất liệu này rất khó khăn, cùng lắm chúng chỉ đi được khoảng 10 cm. Các loại len sẽ dễ dàng lấy đi chất nhớt trên da của con vắt rừng khiến chúng rơi xuống.

Những trang phục kín đáo, dài tay, có cổ và che chắn cẩn thận những chỗ vắt dễ xâm nhập để bảo đảm an toàn cho mình.

giay-chong-vat

Nhìn chung, vắt là loại côn trùng hút máu khiến cho chúng ta cảm thấy rất khó chịu và làm tổn thương cơ thể. Do đó, hãy chuẩn bị cho mình những kiến thức tốt nhất để phòng tránh khi đi rừng.

Xem Thêm

Xem Thêm  Top 18 Ngôi Chùa Nổi Tiếng Ở Việt Nam - Nơi Trao Gửi Niềm Tin Tâm Linh Không Thể Thiếu 

You May Also Like

About the Author: Ngọc Sang

Sang là người đam mê du lịch trên những con xe moto classic , Sang mong muốn chia sẽ những chuyến hành trình của mình cho mọi người

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *