Lầu Ông Hoàng, địa danh ghi dấu chuyện tình của thi nhân Hàn Mặc Tử

Nếu có dịp đến Phan Thiết du lịch, quan khách sẽ có cơ hội đến với địa danh lầu ông Hoàng với quần thể núi, sông, biển, chùa tháp. Đây được xem là một thắng cảnh nổi bật trên ngọn núi Cố tương với 4 ngọn đồi sát biển.

 Click để đọc nhanh nội dung bài viết : 

  1. Vị trí địa lý và xuất xứ của lầu ông Hoàng
  2. Người dân Phan Thiết nói về lịch sử lầu ông Hoàng
  3. Lầu Ông Hoàng, địa danh ghi dấu chuyện tình của thi nhân Hàn Mặc Tử
  4. Lầu ông Hoàng địa danh nổi tiếng khiến khách du lịch xót xa
Lầu ông Hoàng – địa điểm ghi dấu lịch sử

Vị trí địa lý và xuất xứ của lầu ông Hoàng

Lầu ông Hoàng nằm cách trung tâm thành phố Phan Thiết 7km về hướng Đông Bắc, khu vực này nằm ở đồi Bà Nài. Cho đến nay, khu vực được phát hiện gần một trăm năm, gắn liền với những bài thơ của thi sĩ Hàn Mặc Tử.

Lầu ông Hoàng có độ cao 105m so với mặt nước biển, ở đỉnh đồi được xem là nơi đẹp nhất Phan Thiết. Nhiều người lầm tưởng rằng địa danh này là của một gia đình giàu có, hay dinh thực của một ông hoàng nổi tiếng dưới thời vua Bảo Đại. Tuy nhiên, sự thực lại hoàn toàn khác.

Địa danh lầu ông Hoàng có khởi nguồn từ năm 1911, vào thời Pháp thuộc có một công tước tên là De Montpensier. Vị này đến Việt Nam để du lịch, với sở thích săn bắn. Khi phát hiện ra vẻ đẹp của vùng đất Phan Thiết, ông này liền có ý  định xây dựng một biệt thự để an dưỡng trong các kì nghỉ của mình.

Trải qua thời gian dài, người cầm quyền đất Bình Thuận lúc bấy giờ  là Garnier đã đồng thuận bán phần ngọn đồi Bà Nài cho vị công tước kia. Cho đến ngày 12-2-1911, công tước đã cho khởi công xây dựng công trình biệt thự của mình. Vị trí xây dựng cách đến Pôsanư 100m về hướng Nam, với diện tích xây dựng lên đến 536m2, quy mô 13 phòng ốc rộng lớn đầy đủ các tiện nghi.

Người dân Phan Thiết nói về lịch sử lầu ông Hoàng

Theo lời kể của những người dân Phan Thiết, trong thời gian xây dựng biệt thự đã có rất nhiều người phải bỏ mạng tại công trình. Thời điểm đó ngọn đồi còn nhiều hoang vu, chưa có đường xá đi lại, người a phải khoét núi bạt đồi làm đường đi.

Việc vận chuyển vật liệu xây dựng lên địa điểm vô cùng khó khăn, mặt khác trên đồi còn có nhiều đá sáng làm cho mọi người lóa mắt và mất sức lao động. Nhiều người hy sinh là vì trong khi làm việc bị nắng chiếu, ngã xuống phía dưới núi mà chết rất thảm thương.

Related image
Người dân Phan Thiết nói gì về lầu ông Hoàng?

Công trình này được xây dựng trong thời gian hơn một năm thì khá hoàn thiện. Người ta cho đặt hệ thống máy phát điện bên dưới những tầng hầm, có bồn chứa nước đủ dùng cho một năm. Thời bấy giờ, đây được xem là nơi hiện đại bậc nhất Bình Thuận.

Người ở trong biệt thự vô cùng giàu có và sang trọng, với nhiều người hầu hạ, đời sống xa hoa không gì kể hết được. Đó là lý do người dân nơi đây gọi là lầu ông Hoàng, ý nói sự xa xỉ trong đời sống của người trong dinh thự. Tên gọi này cứ thể mà truyền miệng cho đến tận hôm nay.

Đến năm 1017, ông chủ De Montpensier sang nhượng lại ngôi biệt thự này cho một người Pháp tên là Prasetts. Cho đến thời vua Bảo Đại, ông đã cho mua lại biệt thự. Thời điểm thi nhân Hàn Mặc Tử đến Bình Thuận đã để lại nhiều dấu ấn kỉ niệm với lầu ông Hoàng, do đó được người đời lưu truyền tới nay.

Lầu Ông Hoàng, địa danh ghi dấu chuyện tình của thi nhân Hàn Mặc Tử

Nhắc đến Hàn Mặc Tử ở lầu ông Hoàng, người ta nghĩ ngay đến chuyện tình của thi nhân với Mộng Cầm, gắn liền với “Nơi đã khóc đã yêu thương da diết”.

Mộng Cầm có lần đã chia sẻ về chuyện tình của hai người ở nơi gắn dấu hẹn hò, trong một lần đến lầu chơi Hàn Mặc Tử đã thổ lộ lời yêu, thế nhưng hai người không thể sát cánh kề vai với nhau. Theo lời lý giải của Mộng Cầm là do hai người khác nhau về tôn giáo. Tuy nhiên, thực tế là vì thi nhân mang trong mình chứng bệnh hiểm lao nghèo. Người như Mộng Cầm không thể chấp nhận điều này được, đó cũng chính là ly do tình duyên chưa thắm đã vội tàn.

Về sau, nhạc sĩ Trần Thiện Thanh đã phổ nhạc một ca khúc rất hay về lầu ông Hoàng, ca khúc nói về chuyện tình của thi nhân Hàn Mặc Tử có câu hát “Lầu ông Hoàng đó thuở nào chân Hàn Mặc Tử đã qua. Ánh trăng treo nghiêng nghiêng bờ cát dài thêm hoang vắng..”

Lầu ông Hoàng địa danh nổi tiếng khiến khách du lịch xót xa

Những du khách đến với Phan Thiết hầu như đều ghé thăm tháp Pôsanư, tìm đường đến đỉnh đồi Bà Nài nơi ngự trị của lầu ông Hoàng. Tại đây, người ta có thể ngắm nhìn toàn cảnh sơn nước hữu tình của Phan Thiết, với biển xanh, gió lộng và hình ảnh tòa dinh thự vẫn còn sừng sững ở đó.

Để đến được lầu ông Hoàng, du khách phải đi trên con đường dốc đá, hai bên đường là những cây cối um tùm xa xa là căn nhà dinh thự xưa trơ trọi. Khu vực này đã trở nên hoang vắng, chỉ còn tiếp đến những đợt khách du lịch tới viếng thăm. Biệt thự rộng lớn này vẫn còn giữ nguyên lối kiến trúc với 13 phòng rộng rãi và hầm chứa, tất cả đều để hoang.

Related image
Lầu ông Hoàng – địa điểm di lịch tại Phan Thiết

Khu vực này còn có những bia mộ truyền từ thời Hàn Mặc Tử phóng bút đề từ những bài thơ si tình ngày nào. Lầu trăng nơi thi nhân từng ngắn nhìn đến nay đã rệu rã, rong rêu bám đầy, chỉ chờ ngày sụp đổ. Những căn phòng bên trong biệt thự còn lưu giữ lại những vết tích chiến tranh thời Pháp thuộc. Nhiều du khách đến thăm tỏ ra thất vọng với khung cảnh điêu tà, cỏ mọc tốt um, rong rêu bám đầy của nơi đây.

Cho đến hiện tại, lầu ông Hoàng được xem là một quần thể phế tích du lịch trong một nhóm quần thể. Khách du lịch có thể ghé thăm nơi này khi đến tháp Chàm cổ, cạnh chùa Bửu Sơn, dưới chân đồi có bờ biển thơ mộng, ngay cửa sông Phú Hài, núi Cố…. Đây được xem là một trong những di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng mà ai đến Phan Thiết cũng đặt chân ghé thăm.

 

lien-he-dat-quang-cao

Xem Thêm  Dinh Vạn Thủy Tú, điểm dừng chân thú vị khi ghé Phan Thiết, Bình Thuận

Xem Thêm

Xem Thêm  Phan thiết có gì chơi - Top những địa điểm không thể bỏ qua

You May Also Like

About the Author: Nguyệt Trinh