Tìm hiểu về Lễ Hội Đền Hùng – Phú Thọ

Lễ hội Đền Hùng – Phú Thọ là một lễ hội lớn trong năm, thu hút sự quan tâm của người dân trong cả nước. Cứ đến ngày lễ hội là người dân từ khắp nơi lại đổ về với mong muốn được tham gia lễ rước tổ và tưởng nhớ về các vị vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước. Đây là ngày tế lễ lớn và quan trọng của đất nước, chính vì thế việc tế lễ cũng được tổ chức vô cùng long trọng và uy nghiêm.

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về lễ hội Đền Hùng ngay trong bài viết này để hiểu hơn về các nghi thức tế lễ trong ngày Quốc lễ này!

Click để đọc nhanh nội dung bài viết : 

  1. Toàn cảnh tế lễ, rước kiệu tại lễ hội Đền Hùng, Phú Thọ
  2. Du lịch lễ hội đền Hùng – Du lịch văn hóa của người Việt Nam

Tìm hiểu về Lễ Hội Đền Hùng - Phú Thọ

Toàn cảnh tế lễ, rước kiệu tại lễ hội Đền Hùng, Phú Thọ

Cứ đến tháng 3 âm lịch hàng năm là người dân Việt Nam lại nhớ đến ngày giỗ tổ Hùng Vương. Tại Đền Hùng, để giỗ tổ, người ta tổ chức lễ hội vua Hùng kéo dài trong 4 ngày, từ ngày 8 đến ngày 11, trong đó, ngày mùng 10 chính là ngày lễ quan trọng nhất. Cũng giống như hầu hết các lễ hội khác của các tỉnh miền Bắc, lễ hội vua Hùng cũng được chia làm 2 phần là phần lễ và phần hội.

Phần tế lễ là phần quan trọng nhất và được tổ chức theo hình thức quốc lễ. Trong dịp này, không chỉ có người dân từ khắp nơi đổ về mà ngay cả các cấp lãnh đạo địa phương, Trung ương cũng tham gia.

Lễ vật dùng để tế lễ là “lễ tam sinh”, nghĩa là 1 lợn, 1 dê và 1 bò. Bên cạnh đó còn có các loại bánh truyền thống, thường xuất hiện trong ngày Tết cổ truyền là bánh chưng, bánh dày và xôi nhiều màu. Các nhạc khí được sử dụng trong tế lễ là trống đồng cổ. Sau khi một hồi trống đồng được gióng lên thì các vị có chức sắc sẽ bước vào tế lễ dưới sự chủ trì của chủ lễ. Tiếp theo đó là đến lượt các vị bô lão lâu năm, có uy tín tạo các làng xã sở tại quanh đền bắt đầu đi vào tế lễ.Tìm hiểu về Lễ Hội Đền Hùng - Phú Thọ

Sau nghi thức tế lễ long trọng là đến phần hội với các cuộc thi sôi nổi, được chú ý nhất là cuộc thi kiệu. Nhờ sự xuất hiện của các đám rước linh đình mà càng khiến cho bầu không khí của lễ hội Hùng Vương trở nên sôi động, náo nhiệt hơn. Để tham gia cuộc thì thì trước khi lễ hội diễn ra vài ngày, các cỗ kiệu của các làng phải tập trung trước để chuẩn bị.

Cỗ kiệu được giải nhất năm nay sẽ được thay mặt cho các cỗ kiệu tham gia vào lễ rước đền Thượng vào năm sau. Vì thế, có thể nói đây là một vinh dự vô cùng to lớn bởi họ tin rằng như vậy là cả làng đã được các vua Hùng phù hộ để cả năm may mắn, an khang. Thế nên, làng nào cũng mong rằng cỗ kiệu của mình sẽ giành được chiến thắng. Tuy nhiên, để có được cỗ kiệu đẹp không phải là điều dễ dàng, có làng phải chuẩn bị tới vài tháng trời để làm ra một cỗ kiệu tham dự vào phần hội này.Tìm hiểu về Lễ Hội Đền Hùng - Phú Thọ

Trong phần hội có đám gồm 3 cỗ kiệu đi sát nhau. Các kiệu đều có được sơn son thiếp vàng và thiết kế tinh tế nhờ bàn tay khéo léo của các người thợ. Trong 3 chiếc kiệu thì chiếc đi đầu tiên sẽ bày lễ bao gồm hương hoa, đèn nhang, chóe nước, bầu rượu và trầu cau. Chiếc thứ 2 sẽ bày hương án, bài vị của Thánh và phải có lọng cùng quạt. Còn cỗ thứ 3 được được bày bánh chưng, bánh dày, thủ lợn luộc. Đi sau 3 cỗ kiệu sẽ là các vị quan chức và bô lão có uy tín trong làng. Tuy nhiên, trang phục của họ lại có điểm khác biệt. Các vị có chức sắc sẽ mặc loại áo thụng như áo quan thời xưa. Còn các vị bô lão thì mặc áo thụng đỏ hoặc áo the, khăn xếp, quần trắng.Tìm hiểu về Lễ Hội Đền Hùng - Phú Thọ

Du lịch lễ hội đền Hùng – Du lịch văn hóa của người Việt Nam

Trong ngày lễ Đền Hùng Phú Thọ có một nghi lễ gọi là hát thờ hay hát Xoan. Đây là hình thức không thể thiếu trong ngày lễ vua Hùng. Theo dân gian kể lại rằng ngày xưa điệu hát này được gọi là hát Xuân và đã có từ thời các vua Hùng. Sau đó, điệu hát này dần được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Điệu hát này đặc biệt rất được vợ của Lý Thần Tông yêu thích. Vì vậy, bà đã cho sưu tầm các điệu hát Xuân và cải biên thành các điệu hát thờ tại các đình, làng thờ vua Hùng.Tìm hiểu về Lễ Hội Đền Hùng - Phú Thọ

Ngoài ra, ở đền Hạ còn tổ chức hát ca trù – một thể loại hát thờ được hát trước các cửa đình và do phường hát Do Nghĩa biểu diễn.

Bên cạnh đó, tại sân đền Hạ còn tổ chức trò đu tiên – một trò chơi dân gian không thể thiếu trong các lễ hội miền Bắc. Xung quanh khu vực núi Hùng, các trò chơi dân gian khác cũng thu hút rất nhiều người tham gia như: ném côn, đấu vật, chịu gà, đánh cờ,…

Tại đây, bạn có thể dễ dàng bắt gặp các nhóm trai gái tụm năm tụm ba cùng nhau ca những điệu ví dặm hay hát đối đáp giao duyên. Vào buổi tối là lúc các sân khấu hát tuồng, hát chèo hoạt động ở các bãi rộng trước cửa đền Hạ, đền Giếng.

Lễ hội Đền Hùng đã có từ rất lâu đời, mỗi năm, cứ đến ngày 10/3 âm lịch là người dân cả nước lại hướng về Đền Hùng với lòng thành kính và biết ơn sâu sắc tới các vị vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước.

About the Author: Ngọc Sang

Sang là người đam mê du lịch trên những con xe moto classic , Sang mong muốn chia sẽ những chuyến hành trình của mình cho mọi người

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *