Danh Sách Những Lễ Hội Truyền Thống Việt Nam Trong Tháng 8 Âm Lịch

Tháng 8 âm lịch không chỉ là thời điểm diễn ra Tết trung thu mà đây còn là thời điểm tổ chức rất nhiều lễ hội khác. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết hết tại Việt Nam có những lễ hội truyền thống nào được diễn ra vào thời gian này. Dịp lễ không chỉ là nơi các bạn vui chơi, thể hiện lòng biết ơn mà còn là dịp để tìm hiểu về những nét đẹp văn hóa của dân tộc. Nếu như năm nay các bạn có thời gian thì có thể sắp xếp lịch trình để tham gia vào những lễ hội truyền thống Việt Nam trong tháng 8 âm lịch dưới đây!

Xem Nhanh Mục Lục : 

Lễ lăng Ông – Bà Chiểu – Tp.HCM – 30/7 – 1/8AL

Đây là một trong số các lễ hội truyền thống Việt Nam lớn, thu hút được nhiều sự quan tâm. Lễ hội này đã có từ thời Gia Định xưa và được duy trì cho tới ngày hôm nay. Hàng năm, lễ hội được tổ chức đều thu hút rất nhiều người dân địa phương cũng như du khách thập phương về tham dự.

Lễ lăng Ông – Bà Chiểu được diễn ra tại địa chỉ 126 Đinh Tiên Hoàng, phường 1, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh. Lễ hội được diễn ra trong 2 ngày, từ 30/07 – 01/08 âm lịch hàng năm. Ngoài ra, vào mùng 1 và mùng 2 tết ta thì tại lăng Ông – Bà Chiểu còn có một lễ nữa gọi là ngày hội đầu xuân.

Quang cảnh tổng thể cửa Lăng Ông Bà Chiểu nhìn từ phía ngoài vào @vuanhvu1995
Quang cảnh tổng thể cửa Lăng Ông Bà Chiểu nhìn từ phía ngoài vào @vuanhvu1995

Có không ít người khi nghe tới tên gọi lăng Ông – Bà Chiểu thường nghĩ ngay rằng đây là lăng mộ chôn cất hai vợ chồng ông bà Chiểu. Tuy nhiên, đây là cách hiểu sai, các bạn cần phải hiểu là Lăng Ông – Bà Chiểu. Cụm từ “Bà Chiểu” chỉ là tên gọi một khu vực, chính xác hơn là khu vực chợ Bà Chiểu. Còn Lăng Ông Bà Chiểu thực tế là phần mộ của vợ chồng Tả Quân Lê Văn Duyệt. Lúc còn sinh thời, tướng quân Lê Văn Duyệt chính là tổng trấn Gia Định.

Những lễ hội truyền thống Việt Nam trong tháng 8 lịch âm

Hằng năm, người dân thập phương về đây chiêm bái, cầu an vẫn luôn tấp nập, hương án vẫn luôn ngát hương xa @mads_monsen

Cứ vào cuối tháng 7, đầu tháng 8 âm lịch là người dân địa phương lẫn du khách thập phương lại về đây để chiêm bái và cầu an. Mặc dù ngày thường hương án trong lăng luôn nghi ngút nhưng vào dịp lễ 30/07 – 01/08 thì nơi đây lại càng đông đúc hơn. Thậm chí, nhiều bạn trẻ cũng tìm đến đây để xem lễ cầu yên và diễn xướng.

Những lễ hội truyền thống Việt Nam trong tháng 8 lịch âm

Hát chầu tại Lăng Ông Bà Chiểu @dizzythanhle

Lăng Ông – Bà Chiểu có kiến trúc đẹp và khá rộng. Xung quanh lăng đều được bao bọc bởi các bức tường cao hơn 1m. Trong lăng có 3 khu vực chính là nhà bia, lăng mộ cùng các gian nhà thờ. Nếu các bạn đã từng tới thăm lăng thì có thể thấy ở dọc bên khuôn viên vẫn còn có rất nhiều cây gỗ lâu năm, vừa to lớn lại vừa quý, ví dụ như cây si, cây bằng lăng, cây dầu,…

Những lễ hội truyền thống Việt Nam trong tháng 8 lịch âmCổng Tam Quan của Lăng Ông @internet

Ngoài ra, lăng Ông – Bà Chiểu còn ghi dấu ấn với du khách thập phương nhờ vào kiến trúc đẹp, độc đáo và mang tính nghệ thuật cao. Bởi thế mà người ta tìm đến lăng không chỉ để dâng hương, cầu an mà còn để tham quan, chụp ảnh hay giới thiệu với bạn bè quốc tế tới Sài Gòn về nét đẹp kiến trúc tâm linh Việt. Thông qua lăng, các bạn có thể hiểu rõ hơn về lịch sử, văn hóa, đặc trưng và kiến trúc của Việt Nam thời Gia Định.

Những lễ hội truyền thống Việt Nam trong tháng 8 lịch âm

Cấu trúc mái đình hoài cổ với màu men lam cổ vịt @mads_monsenNhững lễ hội truyền thống Việt Nam trong tháng 8 lịch âm

Một góc nhìn khác trong nhiếp ảnh về lăng Ông @mads_monsen

Nếu các bạn đang hoặc có dịp đến Sài Gòn thì đừng quên ghé thăm nơi đây nhé. Chắc chắn lăng Ông Bà Chiểu sẽ là một điểm đến thú vị dành cho các bạn. Còn các bạn ở xa cũng đừng quá buồn bởi biết đâu được đấy, trong tương lai bạn sẽ có dịp vào thăm lăng và tham gia lễ hội tháng 8 âm lịch được tổ chức ở đây.

Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn – Tp. Hải Phòng – 9/8AL

“Dù ai buôn đâu, bán đâu

Mồng chín tháng tám chọi trâu thì về

Dù ai bận rộn trăm bề

lien-he-dat-quang-cao

Mồng chín tháng tám nhớ về chọi trâu”

Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn chính là một trong những lễ hội truyền thống Việt Nam đã có từ lâu đời tại thành phố hoa phượng đỏ này. Hội chọi trâu được tổ chức hàng năm tại quận Đồ Sơn, Tp. Hải Phòng vào ngày 9 tháng 8 âm lịch với những khuôn nét phản ánh đậm sắc đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào vùng ven biển.

Xem Thêm  Top 18 Ngôi Chùa Nổi Tiếng Ở Việt Nam - Nơi Trao Gửi Niềm Tin Tâm Linh Không Thể Thiếu 

Lễ hội chọi trâu được hình thành dựa trên một thần tích: người dân địa phương vào một đêm tháng 8 âm lịch chợt thấy hình ảnh một tiên ông đang ngắm nhìn hai chú trâu thi đấu chọi trên những con sóng bạc. Từ đó người dân Đồ Sơn lấy tích đó làm điểm tựa tâm linh, và lễ hội chọi trâu được tổ chức hàng năm, mục đích là để cầu thịnh vượng, hạnh phúc và no ấm cho đời sống thường nhật của những người con miền đất biển nơi đây.

Những lễ hội truyền thống Việt Nam trong tháng 8 lịch âmLễ hội chọi trâu hàng năm chính là điểm tựa tâm linh và cũng là dịp ước nguyện thịnh vượng, no ấm của người dân Đồ Sơn @internet

Chính vì tính thiêng liêng và quan trọng của lễ hội này, mà người dân nơi đây thường chuẩn bị cho lễ hội chọi trâu ngay từ sau Tết Nguyên Đán. Lúc này, các nhà trâu sẽ lựa chọn và nuôi dưỡng trâu cho kỳ đấu. Trâu thi đấu có khi được chủ trâu đi khắp các tỉnh lân cận, lên đến Bắc Kạn, Tuyên Quang… để tìm mua.

Những lễ hội truyền thống Việt Nam trong tháng 8 lịch âmTrâu chọi thường được tuyển lựa vô cùng công phu và có rất nhiều tiêu chuẩn khắt khe từ chủ trâu @kinhtedothi

Lễ hội chọi trâu thường bắt đầu bằng lễ tế thần Điểm Tước (đây là một vị thuỷ thần cũng là Thành hoàng của cả vùng Đồ Sơn), sau mới đến cuộc thi chọi trâu, thu hút cả người dân địa phương lẫn du khách tứ phương đổ về. Kết thúc hội chọi trâu sẽ là lễ rước giải trâu nhất về đình làm lễ tế thần.

 

Hội chọi trâu Đồ Sơn được xem như một điểm nhấn du lịch và cũng chính là “chiêu bài” thu hút và phát triển ngành du lịch cho Tp. Hải Phòng vì sự độc đáo, gay cấn, hào hứng và đầy tinh thần thượng võ của con người nơi đây.

Lễ hội Nghinh Ông – huyện Cần Giờ – 14 – 18/8AL

Đối với ngư dân ở các vùng ven biển tính từ Đèo Ngang đổ vào đến Hà Tiên, Phú Quốc thì lễ hội Nghinh Ông hàng năm là một lễ hội truyền thống Việt Namlớn, luôn được chuẩn bị kỹ càng và trang nghiêm. Huyện đảo Cần Giờ cũng không ngoại lệ. Từ ngày 14 đến ngày 18 tháng 8 âm lịch hàng năm, lễ hội Nghinh Ông (hay còn gọi là lễ cúng cá Ông) sẽ được diễn ra tại lăng ông Thuỷ tướng (được vua Tự Đức sắc phong là Nam hải Tướng quân), huyện Cần Giờ.

Những lễ hội truyền thống Việt Nam trong tháng 8 lịch âmLễ hội Nghinh Ông luôn được tổ chức bưng từng và thể hiện rõ lòng biết ơn của người dân địa phương @internet

Ngày chính lễ của hội Nghinh Ông – Cần Giờ là 16 tháng 8 (AL), với ba phần chính: lễ rước Ông từ biển bằng ghe tàu, lễ rước kiệu và diễu hành đưa Ông về Lăng và cuối cùng là nghi lễ xây chầu đại bội tại Lăng. Thế nhưng từ ngày 14, 15 không khí ở huyện đảo này đã tấp nập, nhộn nhịp với nhiều hoạt động sôi nổi và công tác chuẩn bị lễ.

Ngày 16, các vị trong hội lăng sẽ làm lễ rước kiệu của Nam hải Tướng quân xuống thuyền rồng ra biển (hay còn gọi là là đám rước “Sắc phong Thần Ðức Ông Nam Hải”). Đoàn ghe nghinh xuất phát tại bến đò Cần Giờ – Vũng Tàu, gồm một tàu chính được trang trí hoa, cờ phướn và khoảng 200 ghe, tàu con sẽ thực hiện nghi thức trực tiếp ở ngoài biển. Đoàn rước sẽ đi khoảng hai giờ thì quay về, rước Ông về lăng ông Thuỷ tướng.

Những lễ hội truyền thống Việt Nam trong tháng 8 lịch âmNgười trên tàu chính phải mặc quân binh từ thời Gia Long, các tàu tháp tùng thì mọi người có thể lựa chọn trang phục tự do nhưng chỉnh tề, lịch sự @cangvudtndhcm

Sau đó, các lễ tế và nghi thức cầu an, xây chầu đại bội… sẽ được diễn ra trong lăng ông Thủy Tướng.

Những lễ hội truyền thống Việt Nam trong tháng 8 lịch âmDiễu hành cà kheo ba vị Phước – Lộc – Thọ trong lễ Nghinh Ông – Cần Giờ @sodulich.hochiminhcity

Đến ngày 18 mới thật sự chấm dứt lễ hội, vì dư âm của nó trên huyện đảo Cần Giờ vẫn còn rất đậm. Sự kiện này cũng được xem là một nét thu hút du lịch, bên cạnh những bải biển, các món hải sản và sự hiếu khách mà người ta thường hay nhắc đến về Cần Giờ.

Hội Côn Sơn – Kiếp Bạc – tỉnh Hải Dương – 15 – 20/8AL

Hội Côn Sơn – Kiếp Bạc (hay còn gọi là Lễ hội Côn Sơn hay Lễ hội chùa Hun) được tổ chức từ ngày 15 – 20/8 âm lịch tại chùa Côn Sơn (Côn Sơn Thiên Tư Phúc tự), nằm dưới chân núi Côn Sơn, tục gọi là chùa Hun (Khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc, thuộc thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương). Lễ hội đầu thu này được tổ chức long trọng, thu hút sự tề tựu không chỉ những người con Hải Dương mà người dân các tỉnh phụ cận như: Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh… và du khách thập phương cũng đổ về để tham dự.

Lễ hội Côn Sơn – Kiếp Bạc là một kho tàng giá trị lịch sử, văn hóa to lớn của người Việt Nam, với nhiều tầng văn hóa dân tộc và thể hiện đậm nét đời sống tinh thần, tín ngưỡng và phong tục tập quán của nước ta. Lễ thường diễn ra vào khoảng 15 đến 20 tháng 8 âm lịch, còn là dịp trang trọng để tưởng niệm danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi (ngày giỗ của ông là 16/8AL) – chính ở đây, người đã viết bản Tuyên ngôn Độc lập bất hủ “Bình Ngô Đại Cáo” cho nước Nam, và anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (ngày giỗ của ông là 20/8AL) – người đã gắn liền cuộc đời và sự nghiệp nơi đây.

Những lễ hội truyền thống Việt Nam trong tháng 8 lịch âmLễ hội Côn Sơn – Kiếp Bạc hàng năm là một lễ hội lớn không chỉ của riêng tỉnh Hải Dương mà còn có thể kể trên quy mô vùng và quốc gia @internet

Xem Thêm  Top 8 Homestay Ở Đồng Hới Đẹp Làm Quên Lối Về.

 

Lễ hội Côn Sơn – Kiếp Bạc thông thường có hai phần chính: nghi lễ và vui chơi. Phần Nghi lễ được tổ chức trang nghiêm, hoành tráng, với rất nhiều nghi thức và lễ tế, có thể kể đến: Lễ rước cỗ tiến Thánh, Lễ hội quân trên sông Lục Đầu, Lễ cầu an và hội hoa đăng, tục hầu Thánh, Lễ ban ấn của Đức Thánh Trần…

Những lễ hội truyền thống Việt Nam trong tháng 8 lịch âmMột phần lễ tế trong hội thu Côn Sơn – Kiếp Bạc @baoxaydung

Phần các sinh hoạt vui chơi đa dạng với nhiều trò chơi dân gian như hát quan họ, đấu vật…

Những lễ hội truyền thống Việt Nam trong tháng 8 lịch âmKhu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc còn là một kiến trúc cổ đầy nghệ thuật, là điểm đến thú vị để vãn cảnh và tìm hiểu văn hóa, lịch sử @_huyyisdabest_

Lễ hội Đền Trần – tỉnh Nam Định – 15 – 20/8AL

Gắn liền với câu ca “Tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ”, lễ hội đền Trần diễn ra tại Khu Di tích Văn hóa đền Trần (phường Lộc Vượng, Tp. Nam Định, tỉnh Nam Định) từ ngày 15 đến ngày 20 tháng 8 (âm lịch) nhằm tri ân công đức của 14 vị vua Trần.

Những lễ hội truyền thống Việt Nam trong tháng 8 lịch âmMột góc nhìn tại khu Di tích Văn hóa đền Trần @internet

Tuy hội Đền Trần được tổ chức hàng năm, nhưng thường những năm chẵn hội sẽ được mở to hơn năm lẻ. Mỗi năm hai đợt, vào tháng Giêng và tháng 8 âm lịch, Đền Trần sẽ lại đón khách thập phương nô nức về đây trẩy hội đền, với sự thành tâm mong muốn được lộc phước, cầu bình an, thịnh vượng.

Những lễ hội truyền thống Việt Nam trong tháng 8 lịch âmRất đông người dân và du khách tựu về Đền Trần mỗi dịp hội tháng 8 @qdnd

Lễ hội Đền Trần được cử hành một cách trang nghiêm với các lễ rước từ các đình, đền xung quanh về dâng hương, tế tự ở đền Thượng thờ 14 vị vua Trần. Lễ dâng hương cũng có 14 cô gái đồng trinh đội mâm hoa đi vào đền, sau đó sẽ thực hiện nghi thức dâng lễ cho 14 ngai vua trên nền nhạc lễ. Nghi lễ này là hình ảnh phục dựng cho quang cảnh triều đình phong kiến xa xưa.

Những lễ hội truyền thống Việt Nam trong tháng 8 lịch âm14 cô gái đồng trinh đội 14 mâm hoa lễ tiến vào để dâng lên 14 ngai vua Trần @internet

Bên cạnh phần lễ và các nghi thức kính thượng tâm linh sẽ là phần hội, với rất nhiều hoạt động văn hóa dân gian, như múa lân, chơi cờ thẻ, múa bài bông chọi gà, đi cầu kiều, diễn võ năm thế hệ…

Lễ hội Đền Trần là một trong những lễ hội truyền thống Việt Nam khá lớn nói chung và người Nam Định nói riêng, là dịp để tưởng nhớ đến nguồn cội và công lao các vị vua đời Trần, đồng thời cũng là một sự kiện văn hóa, du lịch và tâm linh, một dịp lễ hội đông vui trong ánh nhìn phổ quát về di lịch Việt Nam.

Hội đền Đồng Bằng – tỉnh Thái Bình – 20/8AL

Hội đền Đồng Bằng là một hội tứ phủ lớn của vùng, nhằm tưởng nhớ những người có công lớn trong việc bình thục giữ nước và xây dựng đất nước từ những ngày đầu của buổi sơ khai trên đất Nam ta, thường được tổ chức từ ngày 20 đến 26 tháng 8 âm lịch tại đền Đồng Bằng (còn gọi là đền Đức Vua Cha Bát Hải Động Đình) tọa lạc tại làng Đồng Bằng, xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.

Những lễ hội truyền thống Việt Nam trong tháng 8 lịch âmPhía sân cổng của đền Đồng Bằng @internet

Ngày 20 được gọi là ngày khai hội, các nghi lễ đều sẽ diễn ra bên trong đền. Tuy rằng những ngày sau đó vẫn có các lễ tế, nhưng xét chung, ngày 20 vẫn là ngày hội nhộn nhịp nhất. Ngày 21 là ngày rước bài vị các thần ra đình bơi, với các nghi thức vô cùng nghiêm trang, long trọng. Nghi lễ này chính là đức tin của người dân địa phương từ xa xưa, rằng các đức vua cha cùng các vị thần khác sẽ về ngự để xem làng đua thuyền.

Những lễ hội truyền thống Việt Nam trong tháng 8 lịch âmQuang cảnh hội đền Đồng Bằng @internet

Hội bơi (hay còn gọi là hội bơi thăm thẻ) sẽ kéo dài suốt từ ngày 22 đến ngày 25, tích nào thắng cuộc sẽ được trao giải, bên cạnh các trò chơi dân gian và sinh hoạt văn hóa khác như hát chèo, đất vật, múa lân, bơi trải, chọi gà, kéo co… Đây chính là phần “hội” của lễ hội đền Đồng Bằng.

Ngày 26, hội sẽ thực hiện nghi lễ rước bài vị các vua và thành hoàng về lại đền Đồng Bằng, chính thức lễ tất.

Đến Thái Bình vào đúng dịp mùa hội này, bạn sẽ có thể cầu bình an, hòa mình vào nghĩ nghi trang long trọng của lễ rước và cùng tham gia vào các sinh hoạt văn hóa dân gian truyền thống của văn hóa và tập tục Việt Nam, cũng như hiểu thêm về lịch sử và nếp sống của con người nước Nam xưa.

Lễ hội Lam Kinh – tỉnh Thanh Hóa – 22/8AL

Lễ hội Lam Kinh là một lễ hội truyền thống Việt Nam diễn ra nhằm ngày giỗ của vua Lê Thái Tổ – ngày 22 tháng 8 âm lịch, tại khu vực Lam Kinh thuộc huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá (đây cũng là nơi an tang của vua Lê Thái Tổ).

Theo tích xưa, vùng đất Lam Sơn là sơn lăng của nhà Lê Sơ (để an táng vua và hoàng hậu), được dựng điện và các tòa Thái miếu để thờ cúng. Đó cũng là lý do nó được đổi tên thành Lam Kinh và trở thành tên chính thức như bây giờ chúng ta vẫn hay gọi là “lễ hội Lam Kinh”.

Những lễ hội truyền thống Việt Nam trong tháng 8 lịch âmHội Lam Kinh là một lễ hội lớn, một điểm nhấn sự kiện văn hóa, lịch sử và du lịch của Việt Nam @internet

Các nghi thức lễ cổ truyền được thực hiện với phong thái trọng đại, trang nghiêm và thành kính, tái hiện và phục dựng rất nhiều sự kiện lịch sử của thời Lê Sơ: màn trống hội (biểu diễn đánh trống đồng và trống da các loại), cờ hội, rước kiệu, những nghi thức tế lễ từ thời vua Lê truyền lại…

Xem Thêm  Lễ hội Halloween và những ý nghĩa không phải ai cũng biết

Những lễ hội truyền thống Việt Nam trong tháng 8 lịch âmĐại Thiên Hành Hóa trong lễ hội Lam Kinh @internet

Phần hội của lễ hội Lam Kinh là các chương trình biểu diễn nghệ thuật phục dựng các sự kiện như: Hội thề Lũng Nhai, Lê Lai cứu chúa, Vua Lê Thái Tổ đăng quang, Phát huy hào khí Lam Sơn… bên cạnh các hoạt động và trò chơi dân gian như thi đấu vật, đấu võ dân tộc, hát chèo, trò diễn (trò Xuân Phả, trò Chiêng, trò Sanh Ngô…)

Những lễ hội truyền thống Việt Nam trong tháng 8 lịch âmTrình diễn lân tại lễ hội Lam Kinh @ditichlamkinh

Hiện tại đường đến Lam Kinh đã được làm mới, và có thể đi bộ, không cần di chuyển khó khăn bằng cầu phà như lúc trước. Bạn có thể kết hợp đến đây tham dự lễ hội Lam Kinh cùng với du ngoạn để ngắm phong cảnh hai bên sông Mã, sông Chu… để hiểu thêm về truyền thống và một vùng đất anh hùng của Việt Nam.

Lễ Đôn-ta và đua bò – tỉnh An Giang – 29/8AL

Lễ Đôn-ta và đua bò là một lễ hội truyền thống Việt Nam lớn của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ tổ chức hàng năm từ ngày 29 tháng 8 âm lịch đến ngày 1/9AL tại tỉnh An Giang. Trong tiếng Khmer, lễ “Đôn – ta” có nghĩa là lễ cúng ông bà nhằm tưởng nhớ đến công ơn ông bà, cha mẹ và người thân, tạ ơn những người đã khuất; đồng thời cầu phước cho những người còn sống, tạo mối gắn kết giữa bạn bè, người thân và cả cộng đồng.

Lễ Đôn – ta được xem là ngày tết của đồng bào Khmer, trong những ngày này họ sẽ vào chùa làm lễ mời ông bà tổ tiên về với con cháu trong gia đình, dâng phẩm cúng dường, cầu bình an… Đặc biệt, vào thời gian này, khách khứa đều rất được hoan nghênh trong các phum sóc, vì theo người Khmer quan niệm, khách chính là sứ giả của tổ tiên về thăm gia đình và con cháu. Trong lễ ‘Đôn-ta ngoài tập tục thả thuyền (trên đó có các vật phẩm cúng, được đem thả xuống sông, rạch…), người Khơ-me còn tổ chức hội đua bò truyền thống.

Những lễ hội truyền thống Việt Nam trong tháng 8 lịch âmThi đua bò truyền thống trong lễ Đôn-ta tại An Giang @netdepquehuongangiang

Cuộc đua diễn ra trên một khoảng ruộng phẳng với chiều dài đường đua khoảng 120m (nhưng chiều dài tổng khu đất sẽ khoảng 200m), đặc biệt là có nước và bùn (tạo độ trơn), không phải đường đất sỏi.

Từng đôi bò được ách vào một chiếc bừa với người điều khiển bò đứng sau chỉ huy. Ngày hội đua, từ sáng sớm bà con đã có mặt đông đảo tại địa điểm đua bò. Có nhiều người còn mang theo cả xoong, nồi, mắm, muối nấu ăn tại chỗ để xem cho trọn vẹn cuộc đua.

Cuộc đua diễn ra trong sự hào hứng cổ vũ, reo hò và không khí sôi nổi, náo nhiệt @baomoi
Cuộc đua diễn ra trong sự hào hứng cổ vũ, reo hò và không khí sôi nổi, náo nhiệt @baomoi

Tết Trung Thu – 15/8AL

Như đã nói, nhắc đến tháng 8 âm lịch, không thể nào bỏ qua Tết Trung Thu, chính là ngày rằm 15 tháng 8 AL hàng năm. Theo tục xưa, Tết Trung Thu là dịp mọi người làm cỗ cúng gia tiên và bày mâm quả, bánh trái ra sân để cúng mặt trăng.

Dần về sau này, do nhịp sống thay khác, tục lễ của ngày Tết này cũng có rất nhiều điểm khác xưa. Hiện nay, nhắc đến Trung Thu, chúng ta sẽ nhắc đến những bữa cơm đoàn viên với gia đình, tạm gác qua nhịp sống bận rộn hàng ngày; nhắc đến những chiếc lồng đèn và các loại bánh. Đây được xem như một dịp để mọi người hẹn nhau một bữa cơm, một tối đi chơi trước khi quay lại cuộc sống học tập, làm việc thường nhật của bản thân.

Những lễ hội truyền thống Việt Nam trong tháng 8 lịch âmTrang trí trong ngày Tết Trung thu @tinmoi

Vào dịp Tết Trung Thu này, một số địa điểm hay ho để bạn có thể “đi quẫy nhẹ” với bạn bè, chụp vài tấm hình, tám tá và đi dạo: Phố đèn lồng (phố Hàng Mã) – với các con phố dài bày bán lồng đèn (truyền thống và hiện đại), rực một sắc đỏ và lấp lánh ánh đèn, Mỹ Đình và bến Hàn Quốc – có thể viết ước nguyện lên đèn rồi thả lên trời, tạo ra một khung cảnh vô cùng tuyệt vời, các trung tâm thương mại – với rất nhiều trang trí rực rỡ…

Những lễ hội truyền thống Việt Nam trong tháng 8 lịch âmBa mẹ dẫn các bé đi tham quan và mua đèn lồng cho dịp Trung thu trên phốHàng Mã @coniferhotelNhững lễ hội truyền thống Việt Nam trong tháng 8 lịch âmNghi thức thả đèn lồng thường niên vào dịp trung thu tại sân vận động Mỹ Đình và bến Hàn Quốc @internet

Trung Thu tuy không phải một lễ hội truyền thống Việt Nam có địa điểm diễn ra, có nghi thức tế lễ long trọng nhưng đây vẫn là một trong những sự kiện, hoạt động văn hóa gắn liền với đời sống tinh thần của người Việt ta. Vào đêm Rằm tháng 8, hãy dành chút thời gian về bên gia đình cùng ăn một bữa cơm, hẹn hò bạn bè đã lâu không gặp, hoặc tìm lại những kỉ niệm tuổi thơ với ánh đèn kéo quân, miếng bánh trung thu và tạm gác qua bận rộn, bộn bề cuộc sống.

Những lễ hội truyền thống Việt Nam trong tháng 8 lịch âmRước đèn đêm Trung Thu @internet

Trên đây là những lễ hội truyền thống Việt Nam trong tháng 8 âm lịch. Hãy note ngay vào danh sách những địa điểm du lịch của mình để trong tương lai có dịp ghé thăm. Đây sẽ là cơ hội để các bạn có thể hòa mình vào trong các kẽ hội truyền thống và tìm hiểu nét đẹp văn hóa, lịch sử Việt Nam.

 

You May Also Like

About the Author: Ngọc Sang

Sang là người đam mê du lịch trên những con xe moto classic , Sang mong muốn chia sẽ những chuyến hành trình của mình cho mọi người

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *