Top 18 Ngôi Chùa Nổi Tiếng Ở Việt Nam – Nơi Trao Gửi Niềm Tin Tâm Linh Không Thể Thiếu 

Việt Nam là một đất nước yên bình với nhiều  giá trị tinh thần. Văn hoá truyền thống của Việt Nam trở thành một trong những yếu tố chính thu hút được một lượng lớn khách du lịch mỗi năm. Du lịch Việt Nam, bên cạnh tham quan một số địa điểm du lịch tự nhiên, du khách còn được đến thăm và chiêm ngưỡng những ngôi chùa với kiến trúc, thiết kế độc đáo ở nước này.

Các chùa ở Việt Nam thường được xây dựng bằng các vật liệu quen thuộc như tre, gỗ, gạch vv . Đặc biệt, chùa đẹp ở Việt Nam thường là tổng hợp kiến trúc bao gồm nhiều tòa nhà với mỗi thiết kế và vẻ đẹp riêng. Khi có cơ hội đến đây, du khách nên dành thời gian thăm những ngôi chùa nổi tiếng ở Việt Nam. Đối với những người theo tín ngưỡng Phật giáo thì Đại Lễ Phật Đản là ngày quan trọng nhất năm với mục đích kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời. Trong những ngày này, Phật tử sẽ chỉ ăn chay, phóng sinh và làm việc thiện nguyện. Đặc biệt hơn, họ sẽ cùng nhau trang trí các chùa, dựng lễ đài lớn và trang trí xe hoa cùng với các lễ diễu hành đặc sắc.  Hãy cùng chiêm ngưỡng 18 ngôi chùa nổi tiếng nhất Việt Nam thu hút hàng triệu du khách về hành hương mỗi năm này nhé!

 

  • Quần thể di tích danh thắng Yên Tử – Quảng Ninh

Quần thể di tích danh thắng Yên Tử gắn liền với sự ra đời, hình thành và phát triển của Thiền phái Trúc Lâm ở Việt Nam – dòng Phật giáo cổ do vua Trần Nhân Tông sáng lập từ thế kỷ 13; đồng thời cũng là một trong những điểm viếng các chùa ở Việt Nam nổi tiếng, thu hút rất nhiều du khách thập phương đến hành hương mỗi năm.

Núi Yên Tử là cả một cánh rừng với hàng trăm ngôi chùa, am, miếu lớn nhỏ thấp thoáng trong đám lá rừng cũng cổ kính và già nua không kém. Không gian tĩnh lặng nhuốm màu tâm linh và tràn ngập một không khí giác ngộ đạo Phật vẫn miệt mài truyền nguồn năng lượng tinh khôi của đất trời giao hòa vào từng hơi thở, từng bước chân du khách.

Yên Tử luôn là một trong những trung tâm Phật giáo của cả nước với nhiều kiến trúc cổ được xây dựng qua nhiều thời kỳ dưới các triều đại Trần, Lê, Nguyên. Phần lớn mọi người tìm đến đây để khấn Phật, cầu an yên, vãn cảnh chùa hoặc đi hành hương đầu năm. Kéo dài từ chân núi đến đỉnh cao, Yên Tử có rất nhiều am, tháp và chùa nổi tiếng ở Việt Nam như chùa Đồng, chùa Quỳnh Lâm, chùa Giải Oan, Vân Tiên, Bảo Sái, Thanh Long, Hoa Yên, Cầm Thực,…

Do được gọi là quần thể di tích, nên nơi đây được chia thành khá nhiều khu di tích riêng để tiện cho việc quản lý và tham quan, bao gồm: Khu di tích lịch sử nhà Trần (có thể kể đến Trù Phong Tự, đền An Sinh, am Ngọa Vân, chùa Quỳnh Lâm…), Khu di tích Tây Yên Tử (Chùa Am Vãi, Khu di tích – danh thắng Suối Mỡ, chùa Vĩnh Nghiêm, …), Khu di tích Đông Yên Tử, Khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc – Thanh Mai (Khu di tích Côn Sơn, Khu di tích Kiếp Bạc và Chùa Thanh Mai), Khu di tích lịch sử Bạch Đằng (bãi cọc Yên Giang, miếu Vua Bà, đền Trần Hưng Đạo…).

Là dãy núi thấp thuộc cánh cung Đông Triều, một vùng địa chất với địa hình phức tạp, Yên Tử là điểm du lịch tâm linh với cảnh quan kì vĩ, đặc biệt nhất là đỉnh thiêng Yên Tử với kiến trúc cổ như hòa mình vào với thiên nhiên núi non vùng cực bắc tổ quốc.

Ở độ cao 1068m, cả đỉnh thiêng Yên Tử như 1 tòa sen lớn, mỗi phiến đá như 1 cánh sen nở. Người ta vượt 6000m từ chân núi đến đây không chỉ để cầu phúc, cầu an mà còn đến đây mỗi năm như một ý niệm tâm linh. Tìm về chốn bình yên để lòng thanh thản.

Địa chỉ: xã Thượng Yên Công, phía Tây thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh

quan-the-di-tich-danh-thang-Yen-Tu

  • Chùa Bái Đính – Ninh Bình

Chua-Bai-Dinh-e1507539774593

Bái Đính – ngôi chùa lớn nhất, nhiều kỷ lục nhất Việt Nam, nằm trong quần thể Danh thắng Tràng An – Ninh Bình, cách thành phố Ninh Bình khoảng chừng 15km. Tọa lạc trên sườn núi, nằm ẩn mình giữa núi non hùng vĩ, giữa mênh mông sông nước, đến Bái Đính, mỗi buổi sớm mai ta thấy những màn mây lãng đãng buông mình, hoàng hôn lại điểm xuyết những điều huyền diệu khắp không gian.

Ở Bái Đính còn lưu giữ những đường nét kiến trúc nghìn năm của dân tộc, những tinh hoa từ bao thuở được những nghệ nhân tài ba thể hiện một cách trọn vẹn nhất trong từng mái ngói, từng viên gạch và từng chi tiết chạm trổ đầy tinh tế để người con mang dòng máu Lạc Hồng lại dấy lên một niềm tự hào rất thiêng liêng.

Hàng năm, chùa này tổ chức một lễ hội mùa xuân thu hút được một lượng lớn du khách tham gia. Chùa Bái Đính là một khu tổng hợp nơi có nhiều lễ Phật giáo. Nó bao gồm một khu vực chùa cổ và một số khu kiến trúc chùa hiện đại. Nó được bao quanh bởi các thung lũng khổng lồ và núi đá. Kiến trúc khổng lồ, tượng đài  vẫn là điểm nổi bật của chùa này. Chùa Bái Đính nhìn từ trên cao như một khu mê cung rộng lớn, ngập tràn giữa sắc xanh của thiên nhiên. Đó là sắc xanh của đồi núi, những rừng cây rợn ngợp màu hùng vĩ, màu xanh của dòng sông uốn lượn mang hơi thở của vùng đất “địa linh – nhân kiệt”.

Trước cả những cái tên đang “làm mưa làm gió” tình hình du lịch Ninh Bình như Hang Múa, Tuyệt Tình Cốc… thì vùng đất này đã nổi tiếng với quần thể chùa Bái Đính từ những năm 2010 – khi mà ngôi chùa này là nơi tổ chức Đại lễ cung nghinh xá lợi Phật đầu tiên từ Ấn Độ về Việt Nam.

Nằm ở cửa ngõ phía Tây của khu di tích cố đô Hoa Lư, trên địa phận huyện Gia Viễn của tỉnh Ninh Bình, chùa Bái Đính là ngôi chùa lớn nhất Việt Nam có diện tích khuôn viên khoảng 539 ha. Không dừng lại ở đó, ngôi chùa đẹp ở Việt Nam này còn nắm giữ những kỷ lục lớn khác của châu Á và Việt Nam như: chùa có tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á, chùa có tượng Di lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á,…

Khái niệm “chùa Bái Đính” thật ra bao gồm cả hai khu: chùa Bái Đính mới (khoảng 80 ha) và chùa Bái Đính cổ (diện tích khoảng 27 ha). Với kiến trúc đồ sộ và mang đậm dấu ấn kiến trúc Á Đông, nơi đây được xem là một điểm viếng chùa nổi tiếng Việt Nam. Hàng năm, tại chùa có lễ hội chùa Bái Đính, diễn ra từ chiều ngày mùng 1 tết, mùng 6 tết khai mạc và sẽ kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch (khoảng tháng 4,5 dương lịch).

Lễ hội chùa Bái Đính gồm 2 phần: nghi thức thắp hương tưởng nhớ công đức (phần lễ) và phần hội gồm các trò chơi dân gian, vãn cảnh chùa, thưởng thức nghệ thuật hát Chèo, Xẩm đất Cố đô…

Địa chỉ: xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình

lien-he-dat-quang-cao

 

  • Chùa Hương – Hà Nội

Chùa Hương nằm khá xa trung tâm Hà Nội và có mùa lễ bắt đầu vào tháng Giêng Âm lịch hàng năm. Chùa Hương nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, ven bờ phải sông Đáy và cách Hà Nội 60km về phía Tây Nam. Sẽ thật thiếu sót nếu không liệt kê Chùa Hương vào danh sách các điểm viếng chùa Việt Nam nổi tiếng. Cái tên chùa Hương là cách gọi dân gian, để rút gọn và thuận tiện trong giao tiếp; chứ trong thực tế chùa Hương (hay Hương Sơn) là cả một quần thể văn hóa tôn giáo lâu đời của nước ta với số lượng chùa lên đến con số hàng chục, chưa kể các ngôi đền và đình thờ rải rác khác.

Chùa Hương là một trong những ngôi chùa nổi tiếng ở Việt Nam. Hàng năm, chùa đẹp ở Việt Nam này thu hút rất nhiều khách du lịch đến đây để cầu nguyện và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của chùa, đặc biệt vào những dịp đặc biệt vào tháng Giêng hoặc Tháng Ba. Chùa đẹp ở Việt Nam nằm ở phía dưới của núi Hương Tích. Khu vực xung quanh rất thơ mộng và yên bình, góp phần tạo nên bầu không khí trong lành nơi đây. Đến chùa Hương được coi là chuyến hành trình đến với Đức Phật. Mọi người đến đây để bày tỏ sự sùng kính và thờ cúng của họ đối với Phật giáo. Từ đó, họ cũng cầu nguyện cho sức khỏe, hạnh phúc cho gia đình và bản thân họ. 

Chùa nổi tiếng linh thiêng, người ta tin rằng đầu năm lên được chùa Hương thắp nén nhang thành tâm cầu khấn chắc chắn mọi ước nguyện của mình đều trở thành hiện thực. Tiếng lành đồn xa chẳng thế mà mỗi năm chùa Hương đón hàng triệu phật tử về đây chiêm bái, du xuân thưởng ngoạn phong cảnh.

Để đến được chùa Hương, du khách có thể đi đường bộ hoặc đường thủy. Đường bộ xuyên qua rừng mơ, được hòa mình vào nhiều chùa, hang, cảnh đẹp, được có dịp thắp nén nhang bên ngôi mộ Tản Đà, một thi sĩ danh tiếng của Việt Nam sống ở nửa đầu thế kỷ XX. Đường thủy thì lại lững lờ dọc suối Yến, lặng ngắm hoa súng tím biếc dưới chân núi non trùng điệp.

Ngôi chùa nổi tiếng ở Việt Nam này, và cũng là điểm du lịch tâm linh thu hút đông đảo khách thập phương đến cầu an, vãn cảnh chính là chùa Trong, ngôi chùa tọa lạc trong động Hương Tích. Còn lại, cái đình/ chùa/ đền như chùa Thiên Trù, chùa Thanh Sơn, chùa Bảo Đài… nằm rải rác dọc suối Yến hiền hòa.

Thường khi đi chùa Hương bạn sẽ  “quen thuộc” khi nghe thấy ngồi đò vãn cảnh, vừa để thư giãn, mà cũng vừa để cảm thấy tâm hồn nhẹ nhàng, thư thái trôi theo dòng nước. Thêm một lưu ý cho bạn về một số đặc sản bạn nên thử khi đến chùa Hương: rau sắn, chè củ mài, quả mơ…

Địa chỉ: xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội

Chua-Huong

  • Chùa Linh Ứng Bãi Bụt – Đà Nẵng

Đà Nẵng có 3 ngôi chùa mang tên Linh Ứng tọa lạc trên những vị thế đắc địa của thành phố Đà Nẵng. Ngôi chùa thứ nhất là chùa Linh Ứng Non Nước, nằm trên hòn Thủy sơn của Ngũ Hành Sơn; thứ hai là Chùa Linh Ứng Bà Nà. Và cuối cùng là chùa Linh ứng Bãi Bụt, Sơn Trà, nằm ở lưng chừng núi – bán đảo Sơn Trà. Trong cả ba ngôi chùa đẹp ở Việt Nam này, chùa Linh Ứng Bãi Bụt có vẻ được nhiều người biết đến hơn một chút so với hai ngôi chùa còn lại; có lẽ một phần vì đây là ngôi chùa lớn nhất Việt Nam, mới nhất và đẹp nhất trong 3 ngôi chùa.

Ngôi chùa nổi tiếng ở Việt Nam này có tượng Quan Thế Âm được xem là to nhất của Đông Nam Á. Tượng Phật bà cao 67m, đang đứng trên một tòa sen đường kính 35m, tựa lưng vào núi Sơn Trà, mắt nhìn ra nhân gian và biển cả, tay cầm bình cam lộ, tay kia bắt ấn như dõi theo phù hộ cho những con người thành phố biển hiền lành. Những ngư dân lênh đênh trên biển mỗi khi nhìn vào đất liền, thấy Phật Bà thì lòng cũng vững chãi hơn trên từng đợt sóng dâng cao.

Ở một thành phố phát triển du lịch như Đà Nẵng, lại “sở hữu” một ngôi chùa nổi tiếng cả về sự linh thiêng lẫn kiến trúc đồ sộ; chùa Linh Ứng Bãi Bụt trở thành một điểm viếng chùa Việt Nam nổi tiếng. Hàng năm, có rất nhiều du khách thập phương đến đây cầu nguyện, đặc biệt vào các dịp lễ hội tổ chức tại chùa. Không chỉ vậy, khi đến đây, nhìn thấy nét mặt hiền hòa, hướng mặt ra biển của tượng Đức Quan Thế Âm cũng khiến nhiều người cảm thấy lòng thanh thản và bình yên.

Đứng trên Linh ứng Bãi Bụt, du khách còn có thể thấy được vịnh Đà Nẵng với nước xanh như ngọc, một phần của bán đảo Sơn Trà với đường biển viền quanh, xa xa là thắng cảnh Ngũ Hành Sơn nổi tiếng cùng Cù Lao Chàm, Nam Thiên Đệ Nhất Hùng quan Hải Vân,… tất cả bồng bềnh trong áng mây cuối trời. Buổi tối, nếu đứng từ cổng chùa nhìn xuống, bạn có thể chiêm ngưỡng nét đẹp của thành phố Đà Nẵng khi đêm về, với những vệt đèn thắp sáng cả một đường phố biển.

Địa chỉ: chùa Linh Ứng, Hoàng Sa, Thọ Quang, Sơn Trà, Đà Nẵng

chua-linh-ung-son-tra8-600x330

  • Chùa Bà Tây Ninh

Núi Bà Đen là ngọn núi cao nhất khu vực phía Nam nước ta, với độ cao khoảng 986 m và là biểu tượng cho mảnh đất và con người Tây Ninh. Trong đó, nổi bật là chùa Bà Đen (Linh Sơn Tiên Thạch tự) hay còn gọi là chùa Thượng và Điện Bà, nơi đặt bức tượng Bà Đen bằng đồng. Cùng với chùa Hang (chùa Linh Sơn Long Châu) và chùa Trung (chùa Linh Sơn Phước Trung), chùa Bà Tây Ninh là một trong những ngôi chùa nổi tiếng ở Việt Nam nằm trong khu danh thắng núi Bà Đen cũng như là một trong những điểm viếng chùa nổi tiếng Việt Nam.

Hàng triệu lượt du khách đến Núi Bà mỗi năm, người ta đến Núi Bà không chỉ vì sự tín ngưỡng viếng chùa cầu phúc mà đến đó để tham quan một di tích, chùa trên núi, một quần thể những ngôi chùa nổi tiếng ở Việt Nam, điện thờ cúng các vị thần, thánh, đến để thấy lòng nhẹ nhàng, thảnh thơi hơn.

Chùa được xây dựng vào thế kỷ XVIII và đã qua nhiều lần trùng tu. Hằng năm, khách thập phương hành hương núi Bà để đi chùa cầu nguyện rất đông; thông thường là vào dịp Tết nguyên đán kéo dài cả tháng Giêng, và lễ vía Bà vào ngày 5, 6 tháng năm âm lịch (khoảng tháng 6 dương lịch).

Khi đến đây, bạn có thể sử dụng hệ thống cáp treo (dài khoảng 1225 m), để đi từ chân núi lên chùa Linh Sơn Tiên Thạch hoặc với những ai ưa thách thức, mạo hiểm, bạn cũng có thể leo bộ lên chùa.

Địa chỉ: Ấp Ninh Trung, xã Ninh Sơn, thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh

Captunre-1

  • Chùa Giác Lâm – Sài Gòn

Kiến trúc của chùa Giác Lâm được coi là biểu tượng của các kiểu chùa ở Việt Nam. Kiến trúc chính theo kiểu dân gian với 4 cột chính. Trong quá khứ không có cổng Tam Quan. Tuy nhiên năm 1955, người ta thành lập cửa ngỏ và đặt biệt danh này. 

Không gian chính rộng lớn bao gồm nhiều cột lớn. Trong khu vực này, có rất nhiều hình ảnh đã được chạm khắc trong gỗ. Đặc biệt, ở chùa Giác Lâm có rất nhiều bức tượng quý như: A Di Đà Phật, Tượng Phật Thích Ca, tượng Bồ Tát, tượng Di Lặc,… 

  • Chùa Trấn Quốc – Hà Nội

Chùa Trấn Quốc tọa lạc trên một hòn đảo nhỏ nằm về phía Đông Hồ Tây thuộc quận Tây Hồ, mang nét uy nghiêm, cổ kính và cả sự nên thơ, yên bình của vườn cây xanh tươi cùng hồ nước mênh mang bao quanh. Cũng bởi thế mà chùa đẹp ở Việt Nam này được bình chọn là một trong những ngôi chùa đẹp nhất thế giới, điểm tham quan vãn cảnh của khách du lịch thập phương.

ChuaTranQuoc

  • Chùa Linh Phước – Đà Lạt

Chùa đẹp ở Việt Nam này tọa tại 120 Tự Phước, Phường 11, Tp. Đà Lạt. Chùa được xây dựng từ năm 1949, đến năm 1990 chùa được xây dựng lại với quy mô lớn hơn nhiều lần, là công trình kiến trúc khảm sành độc đáo. 

Điều tạo nên sự khác biệt của chùa Linh Phước chính là các công trình trong khuôn viên của chùa đều được khảm các mảnh sành, sứ, mảnh chai bên ngoài. Chính sự khác biệt này nên chùa đẹp ở Việt Nam này còn có tên gọi khác là “chùa ve chai”. Tuy nhiên, chùa đẹp ở Việt Nam này vẫn mang đậm nét kiến trúc điêu khắc truyền thống của Việt Nam.

Chùa có diện tích 6.666,84m2, chánh điện chùa dài 33m, rộng 12m có hai hàng cột rồng khảm sành, bên trên là nhiều bức phù điêu khảm sành giới thiệu về lịch sử Phật Thích Ca và những điển tích trong các kinh Pháp Hoa, kinh A di đà.

Bên cạnh đó chùa còn có tượng rồng dài 49m, rộng 1,3m. Để tạo nên đường nét uốn lượn cho thân rồng, người ta không trạm trổ trên bê tông mà dùng đến 12.000 vỏ chai bia để làm thân rồng.

Trong các chùa ở Việt Nam thì Chùa Linh Phước là một điểm đến đáng chú ý đối với du khách bởi nó sở hữu kiến trúc độc đáo nhất Đà Lạt. Đến đây, người ta chiêm ngưỡng vẻ đẹp lộng lẫy từ những mảnh sứ màu sắc của ngôi chùa. Bên cạnh đó còn là nơi tâm linh, tâm hồn người thư giãn trong chốn thiền cổ kính.

Đây là ngôi chùa nổi tiếng bậc nhất ở Đà Lạt mà du khách không thể bỏ qua nếu có dịp được đặt chân đến mảnh đất mộng mơ này.

chua-linh-phuoc-dulichdalat-1

  • Chùa Thiên Mụ – Huế

Chùa Thiên Mụ hay còn gọi là chùa Linh Mụ là ngôi chùa đẹp ở Việt Nam cổ kính nhất. Tọa lạc trên con đồi Hà Khê, tả ngạn con sông Hương, chùa đẹp ở Việt Nam này cách trung tâm thành phố Huế 5km về hướng Tây. Du khách có thể đi thuyền trên sông Hương hay có thể đi đường bộ ở địa phận xã Hưng Long để ghé thăm ngôi chùa nổi tiếng ở Việt Nam này. 

Tháp Phước Duyên là một biểu tượng nổi tiếng của chùa Thiên Mụ. Tháp được xây dựng năm 1844 – 1845 dưới thời hoàng đế Thiệu Trị. Tháp cao 21m có 7 tầng và mỗi tầng là một bàn thờ Phật.

Khi đến chùa Thiên Mụ – một trong các chùa ở Việt Nam bạn sẽ ngạc nhiên bởi vẻ đẹp nên thơ, trầm mặc hài hòa với cảnh sắc thiên nhiên mây núi. Chùa đẹp ở Việt Nam này còn được đánh giá là chùa có kiến trúc cổ kính, đồ sộ nhất ở Huế. 

Các công trình kiến trúc có trong chùa Thiên Mụ như: cửa Tam Quan, tháp Phước Duyên, nền đình Hương Nguyện, Đại Hồng Chung, bia, ký và rùa đá, lầu chuông, tượng kim cương Hộ Pháp, Nhà Tăng, Điện: Đại Hùng Bảo, Địa Tạng, Quan Âm.

Cảnh quan tại chùa rất đẹp và hữu tình. Ngoài tham quan chùa ra bạn có thể sử dụng dịch vụ “thuyền Rồng trên sông Hương” để ngắm quan cảnh cũng như ngôi chùa đẹp ở Việt Nam này được tổng quan hơn.

Nếu có dịp du lịch đến Huế đừng bỏ lỡ việc cầu an, cầu duyên ở một trong các ngôi chùa lớn nhất Việt Nam này nhé.

Địa chỉ: đồi Hà Khê, xã Hương Long, Hương Hòa, TP. Huế

chua-Thien-Mu

  • Chùa Keo – Thái Bình

Chùa Keo có diện tích khoảng 58000 km2 bao gồm nhiều tòa nhà lớn và nhỏ xen kẽ. Tuy nhiên một điển hình và ấn tượng nhất là kiến trúc của Tháp Chuông. Tháp này có chiều cao hơn 11m với 3 tầng. Nó được bao quanh bằng khung gỗ. Điều thú vị là hình dạng của khung này được uốn cong cẩn thận. Trong nhiều năm, chùa Keo vẫn giữ được bản sắc kiến trúc độc đáo của nó. Có thể nói rằng chùa Keo là một Bảo tàng Nghệ thuật của thế kỷ XVII. 

  • Chùa Long Sơn – Nha Trang

Đảo khắm Nha Trang rồi, thế nào người lữ hành cũng dừng bước đến chùa Long Sơn – ngôi chùa nổi tiếng ở Việt Nam nghi ngút khói hương với hàng trăm người lễ Phật ra vào. Long Sơn yên tĩnh như chiếc nôi ru tâm hồn đến cảnh cửa an nhiên. Long Sơn lặng thinh lắng nghe nỗi lòng, sự giải bày và ước mơ của biết bao Phật tử thập phương. Long Sơn đẹp dịu dàng bởi sự chay tịnh và linh thiêng.

Đến Long Sơn bạn có thể ngắm toàn cảnh thành phố Nha Trang như trải rộng ra biển từ tầm cao. Đến ngôi chùa đẹp ở Nha Trang này để thả tâm hồn phiêu bồng trên dòng suối thanh bình. Đến Long Sơn để thưởng ngoạn cảnh chùa hiếm thấy.

Chua-Long-Son-e1503591526444

  • Chùa Bà Thiên Hậu – Sài Gòn

Giữa Sài Gòn xô bồ, nhộn nhịp vẫn có những góc tĩnh lặng riêng để làm dịu mát tâm hồn, cho mọi vướng bận, sân si nhật thường đều trôi vào không gian trầm lắng ấy ở chùa bà Thiên Hậu.

Chùa bà Thiên Hậu tọa lạc giữa lòng thành phố, là ngôi nhà tâm linh có tầm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống văn hóa người Hoa. Sau 256 năm tồn tại, chùa bà Thiên Hậu vẫn giữ được nét kiến trúc độc đáo dù trải qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa. Không những thế, mọi thứ nơi đây dường như đã được thời gian ươm màu để không gian thêm phần cô tịch, bước chân người đi qua cánh cổng nhỏ sẽ lạc vào chốn huyền bí vừa thân thuộc lại có phần bí ẩn và tìm về chốn hư không, tìm lại chút an yên.

  • Chùa Một Cột – Hà Nội

Chùa Một Cột là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất châu Á. Đây được xem như một trong những công trình cổ kính nhất Hà Nội và là biểu tượng cho thủ đô ngàn năm văn hiến.

Về mặt kiến trúc chùa Một Cột – ngôi chùa nổi tiếng ở Việt Nam có kiến trúc đơn giản nhưng mang đậm tính nhân văn và âm dương ngũ hành. Chùa được xây dựng bởi một khối nhà hình vuông bên ngoài tượng trung cho dương, còn một cột tròn bên trong để nâng đỡ tượng trưng cho âm. Trong dương có âm, âm nâng đỡ cho dương, âm dương hòa quyện vào nhau như trời đất tuần hoàn. Bốn góc của mái chùa đẹp ở Việt Nam này được uốn thành hình đầu rồng.

Chùa Một Cột được xây dựng trên một hồ nước, trong hồ được trồng rất nhiều sen thể hiện cho những gì thanh tao và thoát tục nhất. Chùa đẹp ở Việt Nam này vừa có vẻ đẹp uy nghi và trang nghiêm lại vừa tao nhã, nhẹ nhàng. Phía trên của chùa ở vị trí trung tâm đặt bức tượng Quan Âm Bồ Tát tọa trên một đài sen khổng lồ bằng gỗ được sơn son.

Địa chỉ: phố Chùa Một Cột, Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội

chua-mot-cot

  • Thiền Viện Trúc Lâm – Đà Lạt

Thiền Viện Trúc Lâm tọa lạc tại địa chỉ đường Trần Thánh Tôn, Phường 10, Tp. Đà Lạt. Thiền viện nằm trên núi Phụng Hoàng, cạnh đèo Prenn.

Nhắc đến các chùa ở Việt Nam không thể không nhắc đến thiền viện Trúc Lâm, một trong những điểm đến tâm linh trang nghiêm, hùng vĩ bậc nhất khu vực Tây Nguyên. 

Chùa đẹp ở Việt Nam này được xây dựng vào năm 1993, hoàn thành khoảng một năm sau đó. Nằm trên ngọn núi Phụng Hoàng, bên cạnh là Hồ Tuyền Lâm quanh năm xanh biếc, Thiền Viện Trúc Lâm đem lại nhiều ấn tượng mạnh trong lòng du khách bởi vẻ đẹp uy nghi của công trình kiến trúc Phật giáo xen lẫn giữa đại ngàn linh thiêng.

Là một ngôi chùa đẹp ở Việt Nam tọa lạc bên cạnh Hồ Tuyền Lâm. Từ bờ hồ du khách có thể men theo con đường nhỏ với 140 bậc thang, xuyên qua cánh rừng thông bạt ngàn để đến với khu thiền viện phía trên.

Đứng trước thiền viện Trúc Lâm du khách có thể phóng tầm mắt nhìn xuống hồ Tuyền Lâm đang ẩn mình dưới bóng của những cánh rừng thông bạt ngàn.

Điểm nhấn của ngôi chùa đẹp ở Việt Nam này là hồ nước nhân tạo với nhiều loại cá cảnh được thả nuôi và vườn hoa phía trước chánh điện với đầy đủ các loại hoa với đầy đủ màu sắc.

Với diện tích gần 24 mẫu, thiền viện là nơi tu học của hàng trăm tăng ni ở mọi độ tuổi khác nhau. Đặc biệt, với giới luật trang nghiêm, môi trường hành trì thanh tịnh, thiền viện Trúc Lâm được nhiều Phật tử trong và ngoài nước kinh ngưỡng, mong muốn một lần được đặt chân đến tham quan, lễ lạy.

thien-vien-truc-lam-phuong-hoang-da-lat

  • Chùa Phước Điền – An Giang

Chùa Hang, tên chữ Phước Điền Tự, tọa lạc nơi triền núi Sam, thành phố Châu Đốc; là một danh lam của tỉnh An Giang và là một Di tích Lịch sử cấp quốc gia Việt Nam.

Chùa Hang cách cụm di tích chùa Tây An, miếu Bà Chúa Xứ và lăng Thoại Ngọc Hầu khoảng 1km, nằm bên tuyến đường núi Sam – Nhà Bàng.

Ban đầu, khoảng năm 1840 – 1850, chùa đẹp ở Việt Nam này chỉ là một am tu bằng tre lá, do Lê Thị Thơ (1818 – 1899), pháp danh Diệu Thiện, người Chợ Lớn, thạo nghề may (nên bà còn có biệt danh là Bà Thợ), tạo lập để làm nơi tu hành, khi tuổi hãy còn trẻ.

Chuyện kể, trước đây Bà Thợ cũng có một gia đình, nhưng vì nhà chồng quá hà khắc, nên bà phải lẩn trốn đến chốn biên thùy này, vừa bốc thuốc trị bệnh, vừa chuông mõ, ước mong sớm dứt nghiệp duyên.

Người ta còn kể, kề bên am tu có một hang núi sâu, có đôi mãng xà to lớn dị thường ở trong hang ấy. Nhưng từ khi bà đến tu hành, đôi mãng xà không còn hung tợn nữa, mà thường đến nằm im lắng nghe kinh kệ. Bà đặt tên chúng là Thanh Xà, Bạch Xà và sau khi bà qua đời, đôi mãng xà cũng bỗng dưng biến mất.

Ngày 15 tháng 6 năm Kỷ Hợi (1899), sư bà Diệu Thiện (tức Bà Thợ) viên tịch, thọ 81 tuổi.

Ngày nay trong dân gian còn lưu truyền cuốn Sấm giảng Bà Thợ, lời lẽ giản dị dễ hiểu, khuyên người đời làm lành tránh dữ.

Năm 1885, do cảm mến đức độ của sư nữ Diệu Thiện, ông phán Thông (Nguyễn Ngọc Cang) ở Châu Đốc và nhân dân quanh vùng đã tự quyên góp tiền của, xây dựng lại chùa nổi tiếng ở Việt Nam này: nền lát gạch tàu, cột gỗ căm xe, kèo rui gỗ thao lao, lợp ngói móc…

Đến năm 1937, Hòa thượng Thích Huệ Thiện (1904 – 1990) trùng tu lần thứ hai và ngày nay, vào đời trụ trì thứ ba, Hòa thượng Thích Thiện Chơn vẫn còn đang tiếp tục xây dựng…

Từ cổng chùa, theo nhiều bậc thang lên cao khoảng 300 m là đến chùa. Chùa đẹp ở Việt Nam có mặt chính 11m, mặt hông 10m, nền cuốn đá xanh cao ráo, tráng xi măng, lát gạch bông, tường gạch hồ vôi ô dước, cột bê tông cốt sắt, lợp ngói đại ống. Trong chùa có nhiều hoành phi, liễn đối chạm khắc tinh xảo. Phía trước chùa có cây cột phướng cao hơn 20m. Dưới thềm chùa là đôi tượng sư tử bằng xi-măng khá sinh động. Đứng ở đây, khách thập phương có thể nhìn cảnh núi cao, hoặc ngắm cảnh ruộng đồng bát ngát…

Ngoài ra, từ cổng nhìn lên, phía bên trái và bên phải chính chính điện, còn có các công trình khác dành để tu học và sinh hoạt của các sư..

Ngày 10 tháng 7 năm 1980, Bộ Văn hóa Thông tin Việt Nam ra quyết định số 92/VHTT-QĐ công nhận Chùa Hang (Phước Điền Tự) là một Di tích Lịch sử cấp Quốc gia.

Phước_Điền_Tự

  • Chùa Hoằng Phúc – Quảng Bình

Chùa Hoằng Phúc là chùa cổ có từ những năm đầu của thế kỷ XVIII tại Quảng Bình. Ngôi chùa đẹp ở Việt Nam này trước là Am Tri Kiến, sau đổi thành chùa Kính Thiên, hay còn gọi là “chùa Vua” (do có lần Phật Hoàng Trần Nhân Tông đã  ghé chùa dâng hương lễ Phật nhân một chuyến đi vào miền trung) hoặc chùa Hoằng Phúc (được vua Minh Mạng cho đổi lại).

Ở đây còn có quả chuông đồng đúc từ thời vua Minh Mạng cho đặt làm khi đổi tên chùa chính thức thành Hoằng Phúc. Vì vậy, khi đến đây, bạn không chỉ là vãn cảnh chùa cổ, dâng hương cầu an mà còn có thể khám phá và tìm hiểu thêm về một khía cạnh lịch sử và tôn giáo của nước mình.

Hiện tại, chùa Hoằng Phúc đã được phục dựng lại, nên bạn sẽ thấy nhiều nét “hiện đại mới toanh” trong khuôn viên ngôi chùa này. Nhưng dù vậy, Hoằng Phúc vẫn là một trong những điểm viếng chùa nổi tiếng Việt Nam và xứng đáng để bạn ghé thăm thử một lần.

Địa chỉ: Mỹ Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình

chua-hoang-phuc-quang-binh-toan-canh-1

  • Việt Nam Quốc Tự – Sài Gòn

Ngôi chùa Việt Nam Quốc Tự tọa lạc trên cơ sở đất bốn mẩu, trước kia là số 16 đường Trần Quốc Toản Sai Gon nay là 244 đường 3 tháng 2 thành phố Hồ Chí Minh.

Sau khi phật giáo tranh đấu chống đối sự kỳ thị tôn giáo của chế độ độc tài tàn bạo đối với phật giáo năm 1936 và rồi chính quyền đó bị sụp đổ.

Cuối năm 1963 thì thành lập giáo hội phật giáo Việt Nam thống nhất và đồng thời cũng được chính quyền kế tiếp sau khi lật đổ chế độ độc cho giáo hội một miếng đất rộng bốn mẩu tại số 16 đường Trần Quốc Toản với danh nghĩa là mướn thời hạn 99 năm chỉ với một đồng bạc tượng trưng và được tiếp tục khi hết hạn. 

Chùa-Việt-Nam-Quốc-Tự-sai-gòn-1-e1531105124149

Vậy là ngôi chùa Việt Nam Quốc Tự được xây dựng trên đất này vào đầu năm 1964. Khởi đầu xây dựng đơn giản vách gạch lợp tole để cho chư tăng ni phật tử có nơi lễ bái khi mới thành lập giáo hội và trụ trì đầu tiên là hòa thượng Thích Thiện Hoa vào năm 1964 nhưng buổi đầu vì công việc phật quá nhiều nên hòa thượng Thiện Hoa xin nghỉ để dồn sức vào chức vụ phó viện trưởng Viện Hóa Đạo. Kế tiếp đầu năm 1965 thì hòa thượng Thích Từ Nhơn được thỉnh cử đảm nhiệm trụ trì Việt Nam Quốc Tự cho đến nay và hiện nay hòa thượng Từ Nhơn là thành viên hội đồng chứng minh cũng là phó chủ tịch thường trực hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam .

Đáng lý ra thì ngôi chùa Việt Nam Quốc Tự – chùa đẹp ở Việt Nam này được xây dựng quy mô lớn lao theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Khôi Nguyên La Mã. Nhưng vì sự tranh đấu liên tục của giáo hội lúc bấy giờ chống ngoại bang đòi độc lập tự do cho đất nước nên chưa xây dựng ngôi chùa theo đồ án và rồi sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng 1975 thì có thời gian 10 năm chùa bị hoang phế nên nhà nước tạm thời trưng dụng… hình ảnh tháp chơ vơ hoang tàn vẫn mang dáng dấp chùa chiền ai khi qua nhìn thấy cảnh cũng ngậm ngùi và thời gian dài cũng không ai đứng ra kêu xin nên hòa thượng Từ Nhơn với danh nghĩa trụ trì cũ, hòa thượng gửi đơn xin lại đất và chùa Việt Nam Quốc Tự. Sau 5 năm thì được nhà nước trả lại cho khuôn viên đất 3.712 thước vuông và ngôi tháp còn dang dở và hòa thượng ký nhận ngày 28 tháng 02 năm 1993 nhằm ngày 8 tháng 2 lễ vía phật xuất gia vô cùng quý giá . Tuy chùa và đất không lớn rộng lắm nhưng ở vị trí rất tốt mà điều quan trọng nhất vẫn giữ được tên Việt Nam Quốc Tự cùng với một phần đất gọi là kỷ niệm nơi mà hàng ngàn tăng ni và phật tử chết chóc tù đày vì đấu tranh để bảo vệ đất nước, bảo vệ đạo pháp.

Sau khi ký nhận miếng đất và ngôi tháp dở dang với danh nghĩa Việt Nam Quốc Tự thì hòa thượng cố gắng lo trùng tu nhưng với chủ trương là không lạc viên tiền, không kêu gọi nên có gì thì bán nấy để làm chùa và các phật tử lần lần hỗ trợ thêm nên mãi đến 10 năm mới hoàn thành ngôi tháp 7 tầng và các cảnh phật để tăng ni phật tử và khách thập phương chiêm bái.

Có một đặc điểm nữa là ngôi chùa nổi tiếng ở Việt Nam này được chủ tịch nước Lê Đức Anh chỉ đạo cho dựng lại bảng hiệu Việt Nam Quốc Tự sở dĩ có như thế là do có thời gian chùa bị hoang phế như đã nói trên niên hiệu chùa không còn và khi phục hồi trở lại thì danh nghĩa tên chùa quá lớn nào là Việt Nam nào là Quốc Tự nên giáo hội cũng như chính quyền địa phương chưa nhất trí việc phục hồi lại tên chùa cũ Việt Nam Quốc Tự . Nhưng phúc duyên đặc biệt của chùa được sự quan tâm của chủ tịch nước và chỉ đạo cho dựng lại bảng hiệu chùa nơi đây nói lên công đức của đất nước mà đứng đầu là vị chủ tịch nước tạo một hình ảnh cao cả và quý báu của đất nước Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam nói chung chủ tịch nước Lê Đức Anh nói riêng rất tốt đẹp cho sự tín ngưỡng của phật giáo việt nam

Nay tuy chỉ với ngôi tháp 7 tầng và 3.712m2 nhưng vẫn là sự tồn tại của Việt Nam Quốc Tự và cũng nói lên niềm hoan hỉ cho những người con phật những tấm lòng cao cả biết hiến dâng đời mình cho đất nước dân tộc và đạo pháp. Vậy thì tháp vẫn mang danh nghĩa là chùa và chùa cũng tức là tháp tất cả đều chuyển biến trong sự hòa hợp và huyền ảo của phật pháp, thể hiện với 1 tấm lòng sau 5 năm kêu cầu sau 10 năm trùng tu đã thành tựu cảnh phật trang nghiêm Việt Nam Quốc Tự hiện nay và mãi mãi về sau.

  • Chùa Phật Lớn – An Giang

Chùa Phật Lớn, tên đầy đủ là Thiền viện chùa Phật Lớn, là một ngôi chùa đẹp ở Việt Nam, hiện tọa lạc trên núi Cấm, thuộc xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, Việt Nam.

Chùa Phật Lớn được xây dựng năm 1912, trên một khoảng đất rộng bên triền, gần đỉnh núi (ở độ cao 526 m so với mặt nước biển). Sở dĩ có tên như thế là vì trong chùa có thờ một tượng Phật cao 1,8m. Vào thời điểm ấy, pho tượng này cao lớn hơn các tượng thờ khác ở trong vùng. Và gọi vậy, còn để phân biệt với chùa Phật Nhỏ ở hướng đông, cũng trên núi này.

Tuong-Phat-Di-Lac-toa-lac-tren-dinh-nui-Cam

Sau khi ông Bảy Do (Cao Văn Long), người đầu tiên xây dựng và tu ở chùa, bị thực dân Pháp bắt, chùa Phật Lớn trở nên hoang vắng. Mãi đến năm 1914, ông cựu hương quản làng An Khánh đến núi Cấm thấy cảnh chùa hoang phế quá, bèn đến chùa Linh Sơn (Sài Gòn) nhờ Cò Mi Chấn (Phó Hội trưởng Hội Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học) đứng ra xin phép để được tái thiết chùa.

Tìm mọi cách mà nhà cầm quyền không chấp thuận, ông Chấn bảo ông Lầu làm liều cất đại một am lá để che mưa nắng cho tượng Phật. Có người mật báo với Chủ tỉnh Châu Đốc, ông Lầu bị tra vấn, còn Cò Mi Chấn thì nhận được công văn của tỉnh buộc phải tháo dỡ am. Nhưng Cò mi Chấn trả lời qua thư rằng: Theo tục lệ An Nam, không thể để Phật ngồi giữa trời dầm mưa, dãi nắng như thế…Chủ tỉnh lại gửi công văn lần nữa, lần này Cò mi Chấn đáp: Cái am lỡ cất rồi, tôi là người đạo Phật, sợ phạm tội nên không dám dỡ!… Nhờ sự đôi co ấy mà am không bị phá bỏ và tượng Phật được bảo quản tốt cho đến nay.

Hiện nay (tháng 7 năm 2008), chùa Phật Lớn đang được tôn tạo lại trên nền cũ, và mở rộng diện tích lên đến 13,6 ha, gồm khu chánh điện, nhà chuông, khu nhà nghỉ, hệ thống điện, nước… để phục vụ cho việc thờ cúng và cho khách đến hành hương hay vãng cảnh.

 

Xem Thêm  Những loại lều cắm trại được ưa chuộng nhất hiện nay?

Xem Thêm

Xem Thêm  Cách lắp đặt tấm Cemboard ứng dụng cho mọi hạng mục thi công CỰC DỄ

You May Also Like

About the Author: Ngọc Sang

Sang là người đam mê du lịch trên những con xe moto classic , Sang mong muốn chia sẽ những chuyến hành trình của mình cho mọi người

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *