Top 5 Ngôi Chùa Nổi Tiếng Ở Bắc Ninh – Miền Du Lịch Tâm Linh, Tín Ngưỡng Phật Giáo

Bắc Ninh – vùng đất Kinh Bắc với cái nôi truyền thống văn hóa lâu đời, nơi khai sinh ra Phật Giáo tại Việt Nam. Miền đất quan họ vì thế có rất nhiều những ngôi chùa linh thiêng nổi tiếng gần xa và thu hút khách du lịch trong những ngày du xuân dịp Tết. Hãy một lần thử đến với mảnh đất Kinh Bắc thì bạn đừng quên dành thời gian đến thăm những ngôi chùa nổi tiếng ở Bắc Ninh này.  

 

  • Chùa Dâu

Chùa Dâu còn có tên là Diên Ứng, Pháp Vân là một ngôi chùa nằm ở xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh cách Hà Nội khoảng 30km. Chùa ở Bắc Ninh này còn được người dân gọi với những tên gọi khác nhau như chùa Cả, Cổ Châu Tự, Diên Ứng Tự. Đây là ngôi chùa ở Bắc Ninh được đánh giá là xưa nhất Việt Nam.

Chùa ở Bắc Ninh này nằm ở vùng Dâu, thuộc thời hán gọi là Luy Lâu. Đây là trung tâm cổ xưa nhất của Phật giáo Việt Nam. Tại vùng Dâu có 4 ngôi chùa cổ: Pháp Vân (mây pháp), Pháp Vũ (mưa pháp), Pháp Lôi (sấm pháp) và Pháp Điện (chớp pháp). Bốn chùa này ngoài thờ Phật còn thờ các nữ thần: Bà Dâu, Bà Đậu, Bà Dàn, Bà Tướng.

Chùa nổi tiếng ở Bắc Ninh này được xây dựng vào buổi đầu Công Nguyên. Các nhà sư Ấn Độ đầu tiên đã từng đến đây. Vào cuối thế kỷ 6, nhà sư Tỳ-ni-đa-lưu-chi từ Trung Quốc đến chùa này lập nên một phái Thiền ở Việt Nam. Chùa Bắc Ninh này được khởi công xây dựng năm 187 và hoàn thành năm 226, là ngôi chùa lâu đời nhất và gắn liền với lịch sử – văn hóa Phật giáo Việt Nam được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử ngày 28/04/1962. 

Chùa Dâu gắn liền với sự tích Phật Mẫu Man Nương thờ tại chùa Tổ ở làng Mèn Mãn Xá cách chùa Dâu 1km. Chùa nổi tiếng ở Bắc Ninh này được xây dựng lại vào năm 1313 và trùng tu nhiều lần qua các thế kỷ tiếp theo. Vua Trần Anh Tông đã sai trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi về kiến thiết lại chùa Dâu thành chùa trăm gian, tháp chín tầng, cầu chín nhịp. Hiện nay, ở tòa thượng điện, chỉ còn sót lại vài mảng chạm khắc thời nhà Trần và thời nhà Lê.

Cũng như nhiều chùa chiền trên đất Việt Nam, chùa Dâu được xây dựng theo kiểu “nội công ngoại quốc”. Bốn dãy nhà liên thông hình chữ nhật bao quanh ba ngôi nhà chính: tiền đường, thiêu hương, thượng điện. Hậu đường xưa giờ không còn nữa nhưng khách thăm chùa vẫn còn được chứng kiến 40 gian nhà oản hai bên tả hữu.

Một trong những ấn tượng khó có thể quên được ở nơi đây là những pho tượng thờ. Ở gian giữa chùa có tượng Bà Dâu hay nữ thần Pháp Vân uy nghi, trầm mặc, màu đồng hun, cao gần 2m được bày ở gian giữa. Tượng có gương mặt đẹp với nốt ruồi to đậm giữa trán gợi lên liên tưởng tới những nàng vũ nữ Ấn Độ, tới quê hương Tây Trúc. Ở hai bên là tượng Kim Đồng và Ngọc Nữ. Do chùa Đậu (Bắc Ninh) bị Pháp phá hủy nên tượng Bà Đậu (Pháp Vũ) cũng được đưa về thờ ở chùa Dâu. Tượng Pháp Vũ với những nét thuần Việt, đức độ, cao cả. Những tượng này đều có niên đại thế kỷ 18.

Bên trái của thượng điện có tượng Mạc Đĩnh Chi, tượng được đặt trên một bệ gỗ hình sư tử đội tòa sen, có thể có niên đại thế kỷ 14.

Giữa sân chùa trãi rộng là tháp Hòa Phong. Tháp xây bằng loại gạch cỡ lớn ngày xưa, được nung thủ công tới độ có màu sẫm già của vại sành. Thời gian đã lấy đi sáu tầng trên của tháp, nay chỉ còn 3 tầng dưới, cao khoảng 17m nhưng vẫn uy nghi, vững chãi thế đứng ngàn năm. Mặt trước tầng 2 có gắn bảng đá khắc chữ “Hòa Phong tháp”. Chân tháp vuông, mỗi cạnh gần 7m. Tầng dưới có 4 cửa vòm. Trong tháp treo một quả chuông đồng đúc năm 1793 và một chiếc khánh đúc năm 1817. Có 4 tượng Thiên Vương cao 1,6m ở 4 góc. Trước tháp, bên phải có tấm bia vuông dựng năm 1738, bên trái có tượng một con cừu đá dài 1,33m cao 0,8m. Tượng này là dấu vết duy nhất còn sót lại từ thời nhà Hán. 

Dau_pagoda

  • Chùa Phật Tích

Chùa Phật Tích (Phật Tích Tự) còn gọi là chùa Vạn Phúc là một ngôi chùa nằm ở sườn phía Nam núi Phật Tích (còn gọi núi Lạn Kha, Non Tiên), xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Trong chùa ở Bắc Ninh này có tượng Đức Phật bằng đá thời nhà Lý lớn nhất Việt Nam.

Theo tài liệu cổ thì chùa Phật Tích được khởi dựng vào năm Thái Bình thứ 4 (1057) với nhiều tòa ngang dãy dọc. Chùa Bắc Ninh này được xây dựng vào thời nhà Lý, năm 1066 vua Lý Thánh Tông lại cho xây dựng một cây tháp cao. Sau khi tháp đổ mới lộ ra ở trong đó bức tượng Phật A-Di-Đà bằng đá xanh nguyên khối được dát ngoài bằng vàng. Để ghi nhận sự xuất hiện kỳ diệu của bức tượng này, xóm Hỏa Kê cạnh chùa nổi tiếng ở Bắc Ninh này đổi tên thành thôn Phật Tích.

Văn bia Vạn Phúc Đại Thiền Tự Bi năm Chính Hòa thứ 7 (1686) ca ngợi vẻ đẹp của cảnh chùa: “Đoái trông danh thắng đất Tiên Du, danh sơn Phật Tích, ứng thế ở càng phương có núi Phượng Lĩnh bao bọc, phía tả Thanh Long nước chảy vòng quanh, phía hữu Bạch Hổ núi ôm, trên đỉnh  nhà khai bàn đá,…”.

Năm 1071, vua Lý Thánh Tông đi du ngoạn khắp vùng Phật Tích và viết chữ “Phật” dài tới 5m, sai khắc vào đá đặt trên sườn núi. Bà Nguyên phi Ỷ Lan có đóng góp quan trọng trong buổi đầu xây dựng chùa Phật Tích.

Thời bấy giờ vua Trần Nhân Tông đã cho xây tại chùa một thư viện lớn và cung Bảo Hoa. Sau khi khánh thành vua Trần Nhân Tông đã sáng tác tập thơ “Bảo Hoa dư bút” dày tới 8 quyển. Vua Trần Nghệ Tông đã lấy Phật Tích làm nơi tổ chức cuộc thi Thái học sinh (Thi Tiến Sĩ).

Vào thời nhà Lê năm Chính Hòa thứ 7 đời vua Lê Hy Tông năm 1686, được chùa xây dựng lại với quy mô rất lớn, có giá trị nghệ thuật cao và đổi tên là Vạn Phúc Tự. Người có công trong việc xây dựng này là bà chúa Trần Ngọc Am – đệ nhất cung tần của Chúa Thanh Đô Vương Trịnh Tráng, khi bà đã rời Phủ Chúa về tu ở chùa Bắc Ninh này. Bia đá còn ghi lại cảnh chùa thật huy hoàng: “… Trên đỉnh núi mở ra một tòa nhà đá, bên trong sáng như ngọc lưu ly. Điện ấy đã rộng lại to, sáng sủa lại kín. Trên bậc thềm đằng trước có đặt 10 con thú lớn bằng đá, phía sau có ao Rồng, gác cao vẽ chim Phượng và sao Ngưu, sao Đẩu sáng lấp lánh, lầu rộng và tay rồng với tới trời sao, cung Quảng vẽ hoa nhụy hồng…”. Đời vua Lê Hiển Tông (1740 – 1786), một đại yến hội đã được mở tại đây.

Nhưng rồi vẻ huy hoàng và sự thịnh vượng của Phật Tích cũng chỉ tồn tại sau đó được gần 300 năm. Kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ và chùa bị tàn phá nhiều. Chùa đã bị quân đội Pháp đốt cháy hoàn toàn vào năm 1947.

Khi hòa bình lập lại (1954) đến nay, chùa Phật Tích được khôi phục dần. Năm 1959, Bộ Văn Hóa cho tái tạo lại 3 gian chùa nhỏ làm nơi đặt pho tượng A Di Đà bằng đá quý giá. Tháng 4 năm 1962, nhà nước công nhận chùa Phật Tích là di tích – lịch sử văn hóa.

Tượng Phật A Di Đà phục chế theo nguyên mẫu tại chùa, đặt tại Viện Bảo Tàng Lịch sử Chùa được kiến trúc theo kiểu “nội công ngoại quốc”, sân chùa là cả một vườn hoa mẫu đơn rực rỡ. Bên phải chùa là miếu thờ Đức chúa tức bà Trần Thị Ngọc Am là đệ nhất cung tần của chúa Trịnh Tráng tu tại chùa này, có câu đối “Đệ nhất cung thần quy Phật địa. Thập tam đình vũ thứ tiên hương”. Bà chẳng những có công lớn trùng tu chùa mà còn bỏ tiền cùng dân 13 thôn dựng đình. Bên trái chùa chính là nhà tổ đệ nhất thờ Chuyết chuyết Lý Thiên Tộ. Ông mất tại đây nam 1644 thọ 55 tuổi, hiện nay chùa còn giữ được pho tượng của Chuyết công đã kết hỏa lúc đang ngồi thiền.

lien-he-dat-quang-cao

Cho tới nay, chùa Phật Tích có 7 gian tiền đường để dùng vào việc đón tiếp khách, 5 gian bảo thờ Phật,  Đức A Di Đà cùng các vị Tam thế Phật, 8 gian nhà tổ và 7 gian nhà thờ thánh mẫu. Ngôi chùa Bắc Ninh này có kiến trúc của thời Lý, thể hiện qua 3 bậc nền bạt vào sườn núi. Các nền hình chữ nhật dài khoảng 60m, rộng khoảng 33m, mặt ngoài bố trí các tảng đá hình khối hộp chữ nhật.

Theo tương truyền bậc nền thứ nhất là sân chùa với vườn hoa mẫu đơn, nơi xảy ra câu chuyện Từ Thức gặp tiên: “…Từ Thức đi xem hội hoa mẫu đơn, gặp Giáng Tiên bị bắt trói vì tội hái trộm hoa. Từ Thức bèn cởi áo xin tha cho tiên nữ. Sau Từ Thức từ quan đi du ngoạn các danh lam thắng cảnh, đến động núi ở cửa biển Thần Phù gặp lại Giáng Tiên…”. Do tích này, trước đây chùa Phật Tích mở hội Hoa Mẫu Đơn hàng năm vào ngày mồng bốn tháng giêng để nhân dân xem hoa và các văn nhân thi sĩ bình thơ.

Bặc nền thứ 2 là nơi có các kiến trúc cổ ngày nay không còn được thấy. Khi đào xuống nền ngôi chùa ở Bắc Ninh này, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nhiều di vật điêu khắc thời nhà Lý và nền móng của một ngôi tháp gạch hình vuông, mỗi cạnh dài 8,5m. Nền thứ ba cao nhất, có Long Trì (Ao Rồng) là một cái ao hình chữ nhật, đã cạn nước. Sau sân nền có 32 tháp xây bằng gạch và đá là nơi cất giữ xá lợi của các nhà sư từng trụ trì ở đây, phần lớn được dựng vào thế kỷ 17.

Nhiều tác phẩm điêu khắc thời nhà Lý còn được giữ tại chùa cho đến nay. Ngay ở bậc thềm thứ hai, có 10 tượng thú bằng đá cao 10m gồm: sư tử, voi, tê giác, trâu, ngựa mỗi loại 2 con nằm trên bệ hoa sen tạc liền bằng những khối đá lớn.

Giữa chùa nổi tiếng ở Bắc Ninh này là pho tượng Phật bằng đá xanh ngồi thiền định trên tòa sen cao 1,85m. Trên bệ và trong những cánh sen, có những hình rồng và hoa lá đặc trưng cho thời Lý. Ở chùa còn có những di vật thời Lý khác như: đá ốp tường, đầu kê,… Trên đó, chạm khắc các hình Kim Cương, Hộ Pháp, các nhạc công, vũ nữ,…

Hàng năm vào ngày mùng 4 Tết Nguyên Đán, nhân dân Phật Tích thường mở hội truyền thống để tưởng nhớ công lao các vị tiền bối đã khai sinh và tu tạo chùa ở Bắc Ninh này. Trong những ngày xuân tưng bừng ấy, khách thập phương về đây lễ Phật, hái hoa mẫu đơn, thưởng ngoạn cảnh đẹp vùng Kinh Bắc hoặc tham dự các trò chơi ngày hội như đấu vật, chơi cờ, đánh đu, hát quan họ,…  

chua-phat-tich-3-e1529913219135

  • Chùa Bút Tháp

Chùa Bút Tháp nằm ở bên đê sông Đuống, thôn Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Trong chùa nổi bậc có thờ tượng Bồ Tát Quan Thế Âm thiên thủ thiên nhẫn bằng gỗ lớn nhất Việt Nam. Đây là một quần thể kiến trúc với rất nhiều những kiệt tác được chạm khắc tỉ mỉ hết sức độc đáo, đáng chú ý là tượng Quan Âm nghìn mắt, nghìn tay nổi tiếng được khắc vào năm 1656 với một kiến trúc tuyệt mỹ.

Chùa đặc biệt có một quần thể kiến trúc độc đáo được thiết kế theo hình tháp cao dần lên, hàng năm, nơi đây thu hút rất nhiều du khách đến thăm và cầu khấn mong điều lành đầu năm mới.

Chua_But_Thap

  • Chùa Tiêu

Chùa thường gọi là chùa Tiêu, tên thường gọi là chùa Lục Tổ, tọa lạc ở sườn núi Tiêu, thuộc xã Tương Giang, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội 20km về phía Bắc dọc theo quốc lộ 1A.

Chùa được hệ phái Bắc Tông. Chùa được dựng từ thời Lý. Chùa là nơi tu thiền và giảng pháp của chiều cao tăng thời Lý, như Thiền sư Vạn Hạnh. Ở chùa có tấm bia đá cao 0,68m ngang 0,4m, khắc bốn chữ “Lý Gia Linh Thạch”. Sách Từ điển di tích văn hóa Việt Nam (Hà Nội, 1993), giới thiệu chùa ngày xưa là nơi trụ trì của Thiền sư Vạn Hạnh đồng thời cũng là nơi sinh của vua Lý Thái Tổ. Sử xưa cho biết ở Viện Cảm Tuyền chùa Thiên Tâm có con chó đẻ con sắc trắng đốm đen thành hình hai chữ “Thiên Tử” điều đó ứng với việc vua Lý Thái Tổ sinh năm Giáp Tuất rồi lên làm vua. Chùa được trùng tu nhiều lần.

chua-tieu-son-bac-ninh

  • Chùa Dạm

Chùa Dạm thuộc xã Nam Sơn, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Quy mô ngôi chùa đã được khẳng định từ lâu. Chùa được mệnh danh là trung tâm Phật Giáo, một kiệt tác thời nhà Lý. Ngôi chùa có kiến trúc vô cùng kỳ vĩ, to lớn với các nền gạch ngói hoa văn nổi những cánh sen được chạm trổ và điêu khắc tỉ mỉ, cẩn thận. 

chua-dam-nemtv

Từng trau chuốt trong chi tiết đều thể hiện tài năng của người sáng tạo. Việc xây dựng ngôi chùa có quy mô đồ sộ, to lớn thể hiện sự ngưỡng vọng với nhà vua trước kia và đề cao Phật Giáo. Những chứng tích một thời về nền văn hóa Phật Giáo vẫn còn mãi với mọi người. Mảnh đất Kinh Bắc giàu truyền thống văn hóa với những di tích lịch sử nổi tiếng, với những con người thân thiện, hiếu khách luôn đón chào du khách mọi nơi đến tham quan và tìm hiểu.   

About the Author: Ngọc Sang

Sang là người đam mê du lịch trên những con xe moto classic , Sang mong muốn chia sẽ những chuyến hành trình của mình cho mọi người

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *