Tìm hiểu và tham quan văn miếu Hà Nội – Di tích lịch sử Hà thành không thể bỏ qua

Văn miếu là một quần thể di tích không chỉ có giá trị lịch sử mà còn mang giá trị văn hóa, tinh thần. Trước đây văn miếu là ngôi trường Đại học đầu tiên của nước ta, còn hiện nay nó trở thành một địa điểm tham quan du lịch, đồng thời cũng là nơi các học trò, sĩ tử tìm đến để cầu mong may mắn trong học hành, thi cử. Để hiểu rõ hơn về sự hình thành cũng như kiến trúc của văn miếu Hà Nội thì hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu ngay sau đây!

Khám phá văn miếu Quốc Tử Giám Hà Nội

1. Văn miếu Quốc Tử Giám ở đâu?

Văn miếu là một quần thể di tích lớn hiện đang tọa lạc tại số 58 Quốc Tử Giám, quận Đống Đa, Hà Nội, ngay giữa 4 tuyến phố chính là Nguyễn Thái Học, Tôn Đức Thắng, Văn Miếu và Quốc Tử Giám. Nếu đã đến Hà Nội du lịch mà không đến thăm văn miếu thì quả là đáng tiếc.

2. Hướng dẫn đường đi tới văn miếu Hà Nội

Muốn đi tới văn miếu các bạn có thể đi theo tuyến đường sau: Xuất phát từ Hồ Gươm, đi dọc theo đường Lê Thái Tổ. Sau đó các bạn rẽ phải vào đường Tràng Thi và đi tiếp về phía đường Cửa Nam, Nguyễn Khiến rồi chỉ cần rẽ trái vào đường Văn Miếu là đến nơi.

Các bạn cũng có thể đến văn miếu Hà Nội bằng phương tiện xe bus. Hiện nay có các tuyến xe bus số 02, 23, 38, 25 và 41 là có điểm dừng gần với khu vực văn miếu.

3. Giá vé vào cửa văn miếu bao nhiêu?

Theo quy định hiện tại thì nếu du khách muốn vào thăm văn miếu Hà Nội sẽ phải mua vé tham quan. Mức giá vé cụ thể là:

Xem Thêm  Chùa Một Cột Nằm Ở Đâu? Nét Kiến Trúc Độc Đáo “Độc Nhất Vô Nhị” Của Việt Nam

– Người lớn: 20.000 đồng/vé/người

– Trẻ em: 10.000 đồng/vé/người

Lưu ý: Giá vé trên được áp dụng cho cả du khách trong nước lẫn nước ngoài.

4. Giới thiệu lịch sử văn miếu Quốc Tử Giám

Văn miếu là một công trình kiến trúc lâu đời, đã được xây dựng từ năm 1070, dưới thời vua Lý Thánh Tông. Văn miếu được xây dựng để thờ Khổng Tử, Chu Công và Tứ phối. Cho tới năm 1076, vua Lý Nhân Tông tiếp tục cho xây dựng thêm Quốc Tử Giám, bên cạnh là ngôi trường Đại học dành riêng cho giới con em của vua quan, quý tộc nhà Lý. Vào thời vua Trần Thái Tông thì Quốc Tử Giám đã được đổi tên thành Quốc học viện. Lúc này, không chỉ có con em của vua chúa, quan lại mới được vào học nữa mà ngay cả con cái nhà thường dân nhưng có thành tích học xuất sắc cũng có thể vào học.

Sang đến thời hậu Lê thì vua Lê Thánh Tông đã cho xây dựng các bia đá trong văn miếu để khắc tên những người thi đỗ tiến sĩ. Vào thời nhà Nguyễn, tại Huế cũng được thành lập một Quốc Tử Giám. Văn miếu Thăng Long được cho xây dựng, tu sửa lại và chỉ còn là văn miếu của trấn Bắc Thành. Sau này văn miếu được đổi tên thành văn miếu Hà Nội.

5. Khám phá văn miếu Hà Nội

5.1. Kiến trúc

Quần thể văn miếu Hà Nội có diện tích khoảng 54.331m2 với nhiều công trình lớn nhỏ khác nhau. Bao bọc xung quanh khuôn viên của văn miếu là những bức tường gạch vồ. Sau nhiều lần trùng tu, sửa chữa, quần thể văn miếu này hiện có các khu vực: Hồ Văn, Văn Miếu môn, Khuê Văn Các, Đại Trung Môn, giếng Thiên Quang, bia tiến sĩ, Đại Thành môn và nhà Thái học.

Khu vực Văn Miếu Môn trong văn miếu Hà Nội

Văn miếu Hà Nội hiện nay có 2 khu nhà giảng dạy nằm ở phía đông và tây văn miếu, mỗi một khu đều có 14 gian. Các phòng học của học sinh tam xá đều có 3 dãy và mỗi dãy có 25 gian, mỗi gian dành cho 2 người ở. Kiến trúc của văn miếu Hà Nội hiện nay cơ bản đều vẫn giữ nguyên như kiến trúc của thời đầu nhà Nguyễn. Các bố cục của văn miếu được chia thành từng khu, từng lớp theo trục Bắc Nam, tương tự như khu văn miếu thờ Khổng Tử ở Trung Quốc nhưng quy mô đơn giản hơn và mang phương thức truyền thống nghệ thuật dân tộc Việt.

Phía trước của văn miếu có một hồ nước lớn. Hồ nước này trước đây được gọi là Thái Hồ còn hiện nay đổi tên thành hồ Văn Chương. Nằm ở giữa hồ là gò Kim Châu, trước đây tại chỗ này còn có lầu để ngồi ngắm cảnh. Còn ở ngoài cổng chính của văn miếu có tứ trụ, hai bên tả hữu là bia Hạ Mã, xung quanh được bao bọc bởi tường gạch cao.

Xem Thêm  Top 5 ngôi chùa đẹp ở Hà Nội không ai không biết

Cổng của văn miếu Hà Nội được xây dựng theo kiểu Tam Quan, phía trên đề 3 chữ lớn là “Văn Miếu Môn” được viết theo lối chữ Hán cổ. Khu vực văn miếu được chia làm 5 khu rõ rệt và mỗi khu đều được bao bọc bởi tường cao, thông với nhau bằng cổng lớn.

5.2. Các khu vực tham quan trong văn miếu Quốc Tử Giám Hà Nội

– Khu vực thứ nhất: Là khu vực tính từ cổng chính của Văn Miếu Môn đến cổng Đại Trung Môn. ở hai bên là cửa nhỏ được gọi là Thành Đức Môn và Đạt Tài Môn

– Khu vực thứ hai: Được tính từ Đại Trung Môn tới Khuê Văn Các. Mặc dù kiến trúc của Khuê Văn Các không được tính là đồ sộ nhưng lại rất hài hòa và đẹp mặt. Công trình này có kiến trúc gồm 4 trụ gạch vuông, kích thước 85x85cm đỡ một tầng gác được làm bằng gỗ sơn đỏ bên trên

lien-he-dat-quang-cao

Khu vực Đại Trung Môn trong văn miếu

Tầng gỗ trên có 4 cửa hình tròn, lan can con tiện và có con sơn đỡ mái được làm bằng gỗ. Mái của công trình này là loại mái ngói chồng hai lớp, tạo thành kiến trúc 8 mái độc đáo.

Còn gác là một lầu có kiến trúc hình vuông tám 8 mái, ở bốn bên tường của gác đều có các cửa sổ hình tròn mặt trời. Hai bên Khuê Văn Các chính là Bia Văn Môn và Súc Văn Môn dẫn vào hai khu nhà đặt bia tiến sĩ.

– Khu vực thứ ba: Bao gồm hồ nước Thiên Quang Tỉnh có hình vuông. Ở hai bên hồ là khu nhà đặt bia tiến sĩ. Các tấm bia tiến sĩ đều là bia bằng đá, đặt ở trên lưng rùa đá, phía trên khắc tên của các vị Trạng Nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa, Hoàng giáp và Tiến sĩ. Hiện nay, trong văn miếu Hà nội có tổng cộng 82 bia tiến sĩ, khắc tên những vị hiền tài từ năm 1442 – 1779

– Khu vực thứ tư: Đây chính là khu vực trung tâm của văn miếu Hà Nội. Khu vực này có hai công trình lớn được bố cục song song và nối tiếp nhau. Đó là tòa nhà Bái đường nằm phía ngoài và tòa nhà Thượng cung nằm phía trong. Khu vực này cũng chính là nơi được dùng để thờ Khổng Tử và Tứ phối (Nhan Tử, Tăng Tử, Tử Tư và Mạnh Tử)

Xem Thêm  Dạo quanh 8 công viên ở Hà Nội lớn và đẹp nhất

Tòa nhà Bái Đường trong văn miếu Hà Nội

– Khu vực thứ năm: là khu vực nhà Thái Học. Dưới thời nhà Nguyễn, nhà Thái Học được đổi làm nhà Khải thánh, trở thành nơi để thờ hai vị thân sinh ra Khổng Tử. Thế nhưng vào thời thực dân Pháp xâm lược thì khu nhà này đã bị phá hủy. Tới năm 1999 được chính quyền thủ đô cho xây dựng lại. Hiện tại, nhà Thái Học bao gồm nhà Tiền đường – Hậu đường, được chọn làm nơi thờ các vị vua Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Lê Thánh Tông cùng tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An

6. Ý nghĩa của công trình văn miếu Hà Nội

Đây không đơn giản chỉ là ngôi trường Đại học đầu tiên của nước ta mà còn được coi như ngọn nến thắp sáng truyền thống hiếu học từ ngàn xưa của người Việt. Đến thăm công trình này các bạn sẽ được tìm hiểu về những thế hệ hiền tài của đất nước và tiếp thêm động lực để ra sức học hành, khám phá tri thức nhân loại.

Ngoài ra, hiện nay văn miếu Hà Nội còn trở thành nơi tổ chức các hội thi, khen tặng các học sinh, sinh viên ưu tú và là địa điểm tham quan nổi tiếng. Vào các dịp cuối năm, người dân thủ đô thường tới đây để xin chữ hoặc màu thi các sĩ tử sẽ tới để cầu mong may mắn, đỗ đạt.

Văn miếu Hà Nội đã trở thành một biểu tượng lịch sử, văn hóa, giáo dục của người Việt và là chỗ dựa tinh thần, nơi thắp sáng tiềm năng tri thức của đất nước.

 

 

You May Also Like

About the Author: Ngọc Sang

Sang là người đam mê du lịch trên những con xe moto classic , Sang mong muốn chia sẽ những chuyến hành trình của mình cho mọi người

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *