X
    Categories: HÀ NỘI

Cách Hà Nội 40km có một làng cổ Bắc Bộ thu nhỏ đẹp như tranh vẽ

Ở vùng ngoại ô Hà Nội lại có một thôn quê mang đậm nét giá trị văn hóa nghệ thuật đó chính là Việt Phủ Thành Chương. Nơi đây được người nghệ sĩ tài hoa kì công xây dựng để tái hiện lại miền quê Trung du Bắc Bộ xưa với nhiều hoài niệm đặc biệt là những giá trị nghệ thuật tinh tế mà ít có nơi nào sánh được. Phải nói rằng Việt Phủ Thành Chương là một quần thể kiến trúc đẹp, đẹp một cách riêng biệt, cái đẹp giản dị, yên bình nhưng cũng rất quyến rũ của làng quê ngày nào.


Fb: Nguyệt Phan

1. Định vị tọa độ

Việt Phủ Thành Chương nằm tại hồ Kèo cả, xã Hiền Ninh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 40km. Đường đến đây khá dễ dàng, bạn có thể dọn di chuyển bằng xe máy, ô tô hay xe bus đều được.


Fb: Nguyệt Phan

Nếu di chuyển bằng xe máy, ô tô, các bạn đi  theo hướng đường cao tốc Thăng Long – Nội Bài, qua trạm soát vé tới ngã tư – rẽ trái vào Quốc lộ 2, đi tiếp 1km, có ngã ba đầu tiên – đi tiếp theo hướng Quốc lộ 2 khoảng 1km gặp ngã ba thứ hai – bên phải có các biển báo đường 35, sân golf Hà Nội, Việt Phủ Thành Chương 7km – rẽ phải theo hướng đi của biển báo cho tới khi gặp biển báo có “Việt Phủ Thành Chương còn 300m” là tới.

Còn nếu muốn thảnh thơi ngắm đường phố, thiên nhiên thì các bạn chọn đi bus. Bắt xe 07 từ Cầu Giấy đến bến KCN Bắc Thăng Long hoặc Mê Linh Plaza. Sau đó chuyển sang xe 64 đến bến Xóm Núi 1 và đi bộ tới Việt Phủ Thành Chương.


Fb: Trần Thanh Thúy

2. Nét đẹp văn hóa, nghệ thuật

Là một quần thể kiến trúc lưu giữ nhiều giá trị văn hóa lịch sử, Việt Phủ Thành Chương là điểm du lịch nổi tiếng, là một tác phẩm tuyệt đẹp chứa chan tâm hồn Việt không những được các trang báo trong nước giới thiệu mà còn được cả các trang báo quốc tế viết bài như The New York Times, Herald giới thiệu, tán dương về giá trị nghệ thuật.


Fb: Nguyệt Phan

Nơi đây tái hiện thành công nét đẹp giản dị, thanh bình của miền quê Trung du Bắc Bộ xưa làm không ít người ghé thăm lần đầu lầm tưởng là một khu di tích lịch sử lâu đời nhưng đâu có phải, đây là một địa điểm được họa sĩ Thành Chương kì công xây dựng vào năm 2011. Từng ngóc ngách nơi đây dường như đang dẫn dắt mỗi người khách đến đây trở về làng quê thanh bình ngày nào vậy đó.


Fb: Nguyệt Phan


Fb: Nguyệt Phan

Bước chân tới đây, đầu tiên bạn sẽ thấy ngay được hình ảnh đặc trưng của thôn quê với chiếc cổng xưa, giếng nước rêu xanh, ao cá xanh biếc. Ngay phía cổng vào thôi đã gợi ngay lại hình ảnh thân quen cổ xưa của cổng làng Thổ Hà, Đường Lâm. Cổng có 3 cửa, một cửa chính và hai cửa phụ, phía trên có một tum nhỏ lợp ngói đỏ, xung quanh được bài trí nhiều tượng đá và hoa văn trạm trổ tinh tế. Giếng nước cổ nằm ngay phía bên trái cổng được họa sĩ chuyển từ Thanh Hóa về đây.


Fb: Nguyệt Phan


Fb: Trần Thanh Thúy

Đến cả con đường dẫn từ cổng vào tham quan toàn bộ Việt Phủ cũng mang đậm dấu ấn xưa với hàng gạch Bát Tràng.


Fb: Trần Thanh Thúy

Vẻ đẹp ấn tượng trong quần thể kiến trúc tại Việt Phủ Thành Chương đó là những ngôi nhà được thiết kế với nhiều phong cách khác nhau như những căn nhà sàn của dân tộc Mường hay ngôi nhà mô phỏng theo lối kiến trúc nhà 3 gian của người dân đồng bằng Bắc Bộ… Mỗi không gian được đặt tên gọi riêng gắn liền với giá trị văn hóa và lịch sử mà chủ nhân muốn truyền tải. Tường Vân là không gian nhà cổ lấy ý tưởng từ thời nhà Nguyễn, nhà hát Long Đình là không gian để du khách thưởng thức nghệ thuật được trang trí vô cùng công phu, nhà Đại Khoa mô phỏng kiến trúc của nhà cổ khu vực Bắc Ninh.


Fb: Trần Thanh Thúy


Fb: Nguyệt Phan


Fb: Nguyệt Phan


Fb: Nguyệt Phan

Có lẽ chính quần thể kiến trúc cổ pha lẫn đôi nét hiện đại và hàng nghìn hiện vật văn hóa từ những triều đại lịch sử Đinh, Lý, Trần, Lê… góp phần làm cho Việt Phủ trở thành điểm du lịch văn hoá vô cùng hấp dẫn, ngày càng thu hút đông đảo lượng khách du lịch, thậm chí cả khách nước ngoài khi đến Hà Nội cũng hỏi đường đến tham quan.


Fb: Oanh Nguyễn


Fb: Nguyệt Phan


Fb: Nguyệt Phan


Fb: Nguyệt Phan

Ở Việt Phủ Thành Chương còn có ngôi nhà sàn ấn tượng không kém, được xây dựng dựa theo kiến trúc nhà sàn của người dân tộc Mường ở Hòa Bình. Đây ngôi nhà sàn bằng gạch, với tầng trên để ở và tầng dưới để tiếp khách. Phía trước nhà sàn là một ao sen nhỏ với một chiếc cầu đá cổ, xung quanh cây cối xum xuê, xanh tốt.


Ảnh: Internet

Related Post


Fb: Trần Thanh Thúy

Để có không gian nghỉ ngơi dịp Lễ, tết, họa sĩ Thành Chương còn cho xây dựng một ngôi nhà cổ 5 gian hai chái bằng gỗ lim, với diện tích khoảng 120m2. Đây cũng là ngôi nhà mang đậm nét kiến trúc nhà ở truyền thống Việt Nam.


Fb: Trần Thanh Thúy

Dạo bước đi tham quan đến khu thờ Phật Tổ ngời trời. Nơi đây được bài trí trang nghiêm với tượng Phật tổ ở chính giữa, xung quanh là các cây hương bằng đá, hai bên bậc đá dẫn lên chân Phật Tổ có đặt rất nhiều cây cảnh, càng tôn thêm vẻ đẹp của nơi thờ tự.


Fb: Trần Thanh Thúy

Sự tài hoa, tinh tế của người họa sĩ còn được thể hiện trong việc xây dựng tại Việt phủ một hội trường rộng lớn với hàng chục bộ bàn ghế cổ. Phía trước hội trường là khu nhà Lò Mạc Hương rất mộc mạc, giản dị với những cây phượng vĩ xum xuê, xanh tốt được trồng xung quanh. Nếu đến Việt Phủ Thành Chương vào một ngày tháng 5, Lò Mạc Hương càng đẹp lộng lẫy hơn vì được tô điểm bởi màu đỏ rực rỡ của hoa phượng. Liền ngay đó là nếp nhà Đại Khoa với những bộ bàn ghế đơn sơ mộc mạc.


Fb: Nguyệt Phan

Người họa sĩ còn xây dựng cả sân khấu biểu diễn múa rối nước.


Fb: Nguyệt Phan

Đến đây, bạn còn có cơ hội được chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật của nghệ sĩ Thành Chương và nhiều tác phẩm nghệ thuật hiện đại khác được trưng bày.


Fb: Nguyệt Phan

Có một điểm rất thích ở Việt Phủ đó chính là  dù đông khách tới đâu cũng giữ nguyên nét yên tĩnh riêng biệt với cây cối, ao, vườn, sân đình… Có lẽ vậy mà khi đến đây, hít thở bầu không khí trong lành, tản mạn ngắm cảnh, chiêm ngưỡng nét đẹp văn hóa càng làm cho ta thêm hoài niệm cái không gian tĩnh lặng, thanh bình của làng quê.


Fb: Nguyệt Phan

Ngoài những công trình kiến trúc xưa, Việt Phủ Thành Chương còn có nhà hàng phục vụ thực đơn phong phú mang hương vị Việt như nem cuốn, bún riêu cua, bánh đa, bánh đúc, xôi… Hơn nữa, bạn có thể chiêm ngưỡng, mua những món đồ thủ công mỹ nghệ rất đẹp mắt tại khu trưng bày và bán đồ lưu niệm đó nha.


Fb: Nguyệt Phan

Việt Phủ Thành Chương là một tác phẩm được người nghệ sĩ nâng niu, trân trọng và có lẽ khi đến đây phải cảm nhận theo chiều sâu tâm hồn để có thể hiểu được cái đẹp, cái quý, cái nghệ thuật.


Fb: Trần Thanh Thúy

3. Lịch mở cửa – Giá vé

Việt Phủ Thành Chương vào tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ (trừ ngày thứ 2), nếu thứ 2 trùng với dịp lễ thì Việt Phủ vẫn mở cửa bình thường. Vào dịp Tết, Việt Phủ thường có lịch nghỉ tết từ ngày 23 tháng chạp cho tới hết mùng 2 tết.


Fb: Nguyệt Phan

Thời gian mở cửa trong ngày là từ 9h – 17h. Thời gian mua vé xem phim tư liệu và tham quan phòng triển lãm tranh từ 9h – 11h30 và 13h30 – 17h.

Giá vé:

– Người lớn: 150k/người

– Giảm 20% giá vé cho người già, học sinh, sinh viên

– Miễn phí vé vào cửa cho trẻ em dưới 1,1m

Bạn sẽ được hưởng mức giá ưu đãi nếu tổ chức đi tham quan theo đoàn đông người.


Fb: Trần Thanh Thúy

Khám phá tổng thể có thể thấy được sắp đặp khéo léo, sự bày trí nghệ thuật, tài hoa của người nghệ sĩ cho một tác phẩm tuyệt đẹp làm cho cả không gian sáng bừng nét đẹp thôn dã, điền địa. Nơi đây cũng là điểm đến lí tưởng cho những ai muốn tạm tránh xa ổn ào, khói bui nơi thị thành, tìm về với miền thôn quê thanh bình, thoải mái. Việt Phủ Thành Chương chắc chắn là một điểm đến du lịch rất hay, các bạn nhất định phải ghé qua một lần để tìm hiểu nét đẹp nghệ thuật sâu sắc, tinh tế của không gian làng quê xưa nhé.

 

 

Ngọc Sang: Sang là người đam mê du lịch trên những con xe moto classic , Sang mong muốn chia sẽ những chuyến hành trình của mình cho mọi người
Related Post